Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008

Đi ra từ đống đổ nát, đi về nơi hoang tàn

Biết bắt đầu từ đâu nhỉ? Không biết bắt đầu từ đâu nhỉ..Thôi cứ đi từ từ vậy...

Mấy hôm nay ốm nặng rồi nhé, thương không nào? Mỗi tội trời lạnh quá nên không thể khỏi được dù có uống thuốc đầy đủ đến mấy cũng ko khỏi được...Tình hình là cổ họng dần cứng lại, giọng dần mất tiếng rồi, huhu...Nhất quyết phải khỏi ốm trc thứ 7 này để khi về nhà đỡ dặt dẹo thế mà lại lạnh như thế này...Anh ku là hư lắm nhé, bit ốm mà ko hỏi thăm j, hic hic....

=====

Cuối cùng thì ta vẫn là ta thôi. Ta là một là riêng là thứ nhất. cái con người lạnh lùng đến phát sợ. Không ai hiểu, không ai cảm nhận được j cả. Nếu như h này ai cũng nôn nóng, háo hức về quê thì mình lại ngược lại. Sợ lắm cái không khí ấy, nặng nề và não nùng đến phát sợ..Đã bao lâu rồi vẫn không hòa hợp được, vẫn chỉ là những cái nhìn...tuyệt vọng, đầy nỗi buồn. Đôi lúc tự hỏi mình là ai? Đã đi thật xa, ra tận HN để học nhưng sao mình vẫn thấy trống trải thế, vẫn ko bao h trải lòng mình ra với mọi người được, vẫn khép kín, ko ai hiểu, ko ai cảm thông. Dở hơi, điên, hâm, khùng....Chỉ 2 ngày nữa thôi là sẽ lên tàu, sẽ lên tàu. Sao ta mong nghe những tiếng gọi í ới nơi ga tàu quê nhà đến thế, cái mà ta ko bao h có được, ko bao h sở hữu đc. Ko thể trách ta bất hạnh, đó là do ta mà thôi. Mỗi khi lên tàu, chuyển bánh, xâm lấn trong mình là những điều khó diễn tả, không muốn ư, buồn ư, dẹp hết, dẹp hết...TRong ta bây h chỉ còn là nỗi hoài nghi mà thôi. Cuối cùng thi ta vẫn như cũ, không đổi thay gì...

====

HÀ Nội đang thu mình lại, nhỏ nhoi hơn trong cái giá rét buốt tận con tim. Nơi Hà Thành tấp nập, buồn ta ra Bờ Hồ một mình, lẳng lặng như chưa bao h bắt đầu đi vậy, Đi mãi đi mãi đến lúc nhận ra...Cái chốn thành thị này ngột ngạt đến phát ghét, bao nhiu bực bội cứ dồn nén. À, ko phải là bực bội mà là những chân thành đã nhường chỗ cho sự hận thù xâm chiếm...Hận chính mình...

Quê nhà đang chờ đón...

Mặt thứ 2 vẫn đang chờ mình bên kia con dốc cuộc đời...



Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008

Nhảm

Cuối cùng thì mọi người cũng gần về nhà hết rồi, về hết rồi...
Uh thì mình cũng sắp về, sắp về, chỉ thứ 7 thôi, thứ 7 thôi...
Mấy hôm nay thật lạ, muốn vứt bỏ hết, vứt hết...Sao mà nhạt nhẽo thế, vô vị thế, không có một chút gì gọi là giá trị cả...
Lúc nào cũng chậm chân...
Một con người 2 mặt với 2 bản tính trái ngược nhau...
Đôi khi chỉ muốn một mình, ở một mình, chỉ ta với ta mà thôi. Tri kỉ ư? Never...
Ai cũng đi ngủ rồi, cả T, cả anh ku...

No one can understand me, no one...

( Không ngờ mình mà cũng có lúc nhảm)


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

Entry for January 27, 2008




Hôm nay lạnh 9 độ, haizzzzzzzzz...
Hôm nay ku T lên tàu ra Bắc. Đi bình an, nhớ mang áo rét nhé.
Khi nào ra nếu rảnh thì call me nha.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Entry for January 26, 2008







Ta sớm biết những con đường rất ngắn



Giấc mơ dài mang tưởng tượng đi xa


Người xuất hiện dạy tôi bài học mới


Bờ môi người cũng như một...giỏ hoa!



Entry for January 27, 2008




Đêm qua những kỷ niệm mơ màng như thức giấc..



Từng giờ trôi qua sao dài như tháng năm...



Lạnh, ở nhà một mình...Quanh, những tiếng cười sao chợt như vô nghĩa...




P/S: Mai anh ku thi tốt nha, hie hie^^



Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2008

Entry for January 26, 2008







Saturday January 26, 2008 - 06:07pm (ICT)


Cuộc thi Sinh viên NCKH HLU năm 2008

Nếu bạn cần có mẫu danh sách đề tài gợi ý của trường và các mẫu giấy tờ (thể lệ quy cách trình bày công trình, bìa, đơn đăng ký) xin liên hệ với mình^^

Năm 2008



Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học hằng năm theo kế hoạch của Bộ GD và ĐT. Nhiều sinh viên của ĐH Luật Hà Nội đã vinh dự nhận được những phần thưởng xứng đáng từ Bộ Giáo dục Đào tạo và Trường ĐH Luật Hà Nội. Để phong trào có thể đạt được chất lượng cao, năm nay, BCH Đoàn trường phối hợp với Phòng Quản lí khoa học triển khai cuộc thi sớm hơn mọi năm.



1. Thời gian đăng ký: đến hết tháng 03/2008.

2. Thời gian các chi đoàn nộp danh sách sinh viên đăng ký về văn phòng Đoàn trường: chậm nhất ngày 31/03/2008.

3. Thời gian thực hiện công trình: đến hết tháng 08/2008

4. Thời gian nộp công trình nghiên cứu về Văn phòng Đoàn trường: Tuần đầu tiên của năm học mới sau kì nghỉ hè 2008.


5. Thời gian chấm sơ khảo: Từ 20.8 đến 31.8 năm 2008


6. Thời gian chấm chung khảo: Từ 1.9 đến 15.9 năm 2008

7. Thời gian chấm vòng Bộ: Tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009


8. Tổng kết trao giải: Tháng 3 năm 2009

9. Cách làm:



- Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi Đoàn tổ chức cho các đoàn viên sinh viên đăng ký đề tài và giáo viên hướng dẫn theo danh mục đề tài kèm theo (sinh viên có thể tự sáng tạo đề tài ngoài danh mục, giáo viên hướng dẫn có thể là cán bộ, giáo viên trường ĐH Luật Hà Nội hoặc ngoài trường, một đề tài có thể do một hoặc một nhóm sinh viên đăng ký, một sinh viên có thể thực hiện một hoặc nhiều đề tài, chấp nhận việc làm trùng đề tài, lớp, chi Đoàn có thể tự lập danh sách sinh viên đăng ký)

- Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi Đoàn tập hợp danh sách sinh viên đăng ký, trong đó phải ghi rõ tên lớp, Chi Đoàn, tên đề tài kèm theo tên sinh viên thực hiện và giáo viên hướng dẫn. Các lớp, chi Đoàn không có sinh viên đăng ký tham gia cũng phải báo cáo bằng văn bản về Văn phòng Đoàn trường theo thời hạn trên.

- Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi Đoàn thu công trình nghiên cứu của các Đoàn viên sinh viên thuộc đơn vị mình và nộp về Văn phòng Đoàn trường.

- Hiện nay các chi đoàn đã được nhận: Danh sách đề tài NCKH Sv năm 2008 của trường và công văn thông báo về thời gian cuộc thi (như đã nêu ở trên).
(Theo Công văn số 02/2008/CV-ĐTN)


Entry for January 25, 2008

Vẫn nhớ về một bài thơ đã phân tích mòn cả bút hồi cấp III, ngâm nga đến thuộc mới thôi khi nhớ về những lời giảng của cô Minh Hương. Thấy xao xuyến khi đọc lại nó. Nhân dịp Nhà Thơ Quang Dũng được trao giải thưởng Nhà Nước về Văn học, mình xin mạo muội post lại bài thơ này.



Tây Tiến

Quang Dũng

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Phù Lưu Chanh 1948

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

Entry for January 24, 2008




Đã lạnh lại còn mưa... Mưa suốt từ tối hôm qua đến giớ..Sao mình ghét thời tiết này thế....
Đi bộ đi học trời mưa chán quá...
Có ai có xe mang đến mình đi cùng không nè? Các ấy ơi? Hie hie
Mưa hay nước mắt rơi

Entry for January 25, 2008




Đã lạnh lại còn mưa... Mưa suốt từ tối hôm qua đến giớ..Sao mình ghét thời tiết này thế....
Đi bộ đi học trời mưa chán quá...
Có ai có xe mang đến mình đi cùng không nè? Các ấy ơi? Hie hie
Mưa hay nước mắt rơi

Công ty Hợp danh (3)

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CTHD

Phần III:

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM([1])

1. Nhận thức của xã hội đối với loại hình công ty hợp danh:

Loại hình CTHD chỉ mới được quy định từ Luật DN 1999 với 4 điều và đến nay là LDN 2005 với vẻn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội còn khá mới mẻ. Nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem CTHD là một trong những loại hình DN đại diện cho chủ sỡ hữu tư nhân. Các nhà kinh doanh khi tìm hiểu pháp luật cũng dễ dàng nhận ra những điểm yếu: CTHD không thể trở thành một bên của hợp đồng kinh tế theo pháp luật về hợp đồng của Việt Nam; khả năng huy động vốn hạn chế; những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động dễ xảy ra. Với CTHD, các nhà đầu tư chỉ có 2 lựa chọn:

- Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và chia sẻ quyền quản lý với ít nhất là 1 người khác (TVHD).

- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản nhưng không có quyền quản lí công ty (TVGV).

Với các nhà đầu tư, đây là những sự chọn lựa không thu hút và khó chấp nhận mạo hiểm đầu tư với những rủi ro cao.

Những người dân chưa nhận thức được vai trò của việc Luật DN ghi nhận thêm một loại hình doanh nghiệp mới, không hiểu rõ về CTHD. Do đó, một số nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh có thể có điều kiện để chuyển thành CTHD nhưng không muốn chuyển đổi. Điều kiện để được chuyển đổi là: có từ 2 trụ sở kinh doanh trở lên, thường xuyên tuyển lao động. Do vậy, nhiều nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh đã cố gắng phá vỡ 1 trong 2 điều kiện trên để không chuyển thành CTHD. Họ chưa thấy rõ được lợi ích mang lại của CTHD: góp phần làm văn minh hóa hành vi kinh doanh; ở vị trí một công ty, CTHD mang lại một số quyền mà các mô hình kinh doanh không có được.

2. Thực trạng đăng ký kinh doanh của các công ty hợp danh:

a. Số lượng đăng ký kinh doanh ít ỏi:

- Đến ngày 01/07/2002: trong tổng số 56.737 doanh nghiệp, DN có vốn trong nước chiếm 54.723 DN, trong đó có 24.903 Doanh nghiệp tư nhân, 18.733 công ty cổ phần và chỉ có 14 công ty hợp danh([2]).

- Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến tháng 01/2003 không có ai ĐKKD Công ty hợp danh([3]).

- Theo số liệu từ Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Đăng ký kinh doanh từ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2005, toàn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong đó có 9.259 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 23,17%), 22.341 công ty TNHH 2 thành viên trở lên (chiếm 55,9%), 8.010 công ty cổ phần (chiếm 20,04%), 8 doanh nghiệp nhà nước bằng 0,02%, 292 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 0,73%) và chỉ có 13 công ty hợp danh (chiếm 0,03%).

Số lượng CTHD đã được thành lập theo LDN có thể rất khiêm tốn nhưng trong thực tiễn kinh doanh Việt Nam không thiếu những mô hình liên kết với những đặc trưng có thể so sánh được với hợp danh (hiểu theo nghĩa rộng là mọi thỏa thuận hùn vốn, tạo lập tài sản, kinh doanh chung, chia sẻ điều hành và lỗ lãi…). Điển hình là:

- Các hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (phổ biến trong viễn thông, thăm dò dầu khí, dịch vụ giáo dục…)

- Các hợp danh đấu thầu của 2 hay nhiều đơn vị dự thầu.

- Tổ hợp các nhà đầu tư (consortium).

- Các liên kết đa dạng dưới tên gọi hợp đồng liên kết kinh doanh (doanh nghiệp có quyền sử dụng đất liên kết với người khác nhằm khai thác dự án chung cư, trung tâm thương mại, cho thuê…).

b. Lý do của thực trạng đăng ký kinh doanh CTHD hiện nay:

Nếu được quyền tự do lựa chọn, người ta có thể ngần ngại trước mô hình CTHD theo LDN 2005 bởi những lẽ dưới đây:

- Buộc thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.

- Việc quản lí cơ sở kinh doanh có thể gặp khó khăn vì tất cả các TVHD đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, thậm chí mỗi thành viên có thể có một phiếu biểu quyết với cách thức dân chủ có thể so sánh được với các HTX, cơ chế đồng thuận này làm cho việc quyết định kinh doanh đôi khi trở nên mất thời gian([4]).

- Việc rút lui, bán lại phần vốn góp trong cơ sở kinh doanh không dễ dàng vì cần phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp nhận.

- Ngoài ra, các quy định về CTHD của LDN còn mang tính nguyên tắc, nếu thiếu thỏa thuận chi tiết. xung đột lợi ích giữa các thành viên khó có thể được điều hòa ổn thỏa. Bên cạnh đó, CTHD cũng phải chịu thuế những những công ti khác nên mô hình này không mang lại một ưu thế đáng kể nào về thuế đối với người kinh doanh.

- Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng xã hội nhìn nhận chưa đúng, chưa sâu sắc bản chất pháp lí của CTHD. Thời gian chưa đủ đài để cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình này (mới được quy định trong Luật).

- Pháp luật chưa có những quy định cụ thể. Pháp luật kinh tế chưa đồng bộ, chưa tạo ra được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Số lượng các nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh đông và được tổ chức gần giống CTHD lại ngần ngại chuyển đổi mô hình hoạt động.

- Thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề ĐKKD của CTHD. Việc xin cấp chứng chỉ hành nghề không đơn giản.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Qua những phân tích đánh giá trên đây, chúng ta có thể đề cập đến một số biện pháp để hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh và làm cho loại hình này phổ biến hơn như sau:

1. Phân chia rõ ràng 2 loại CTHD:

Đó là: Hợp danh thông thườngHợp danh hữu hạn. Hiện nay chỉ có 1 quy định duy nhất về CTHD nên 2 loại này về cơ bản chỉ được ghi nhận trong 1 định nghĩa. Điều này dẫn đến 1 số khó khăn nhất định khi xem xét các trường hợp giải thể bắt buộc của CTHD ( vì lý do không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo yêu cầu trong 6 tháng liên tục). TVGV không có quyền quản lý nhưng không phủ nhận được vai trò của họ. Hai loại trên có bản chất tương đối giống nhau nhưng vẫn có những đặc điểm pháp lý khác biệt. Nên quy định việc giải thể bắt buộc rõ ràng như sau:

(1) Đối với CTHD chỉ có TVHD: Không còn đủ 2 TVHD.

(2) Đối với CTHD có TVHD và TVGV: Không còn đủ 3 thành viên (không đủ 2 TVHD hay không có TVGV nào).

Nếu có quy định đối với Công ty hợp danh hữu hạn thì nếu loại này không đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên có thể chuyển đổi sang CTHD thông thường nếu vẫn còn đủ 2 TVHD. CTHD là loại hình công ti đóng đặc thù nên bất kỳ một biến động nào của phạm vi thành viên hay cơ cấu vốn góp cũng để ngỏ khả năng phá vỡ nền tảng cơ sở của công ti và buộc chuyển đổi loại hình. Thay vì giải thể, có thể quy định thêm một số trường hợp chuyển đổi CTHD từ hữu hạn sang thông thường và ngược lại.

2. Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Thành viên góp vốn:

Những quy định về thành viên góp vốn hiện nay còn khá sơ sài, nhất là chưa có chế tài xử lí và dự liệu những vi phạm của TVGV này. Nên quy định TVGV phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những thương vụ do mình tạo lập do vượt quá thẩm quyền. Việc chuyển nhượng vốn góp của TVGV còn phụ thuộc thành viên hợp danh là một bất cập góp phần làm hạn chế hoạt động của CTHD. TVHD mới cần có sự hiện diện của yếu tố nhân thân nên quy định khắt khe về chuyền nhượng vốn là đúng. Còn TVGV chẳng qua chỉ hiện diện thông qua phần vốn góp. Luật DN quy định theo hướng bắt buộc TVGV phụ thuộc quá nhiều vào điều lệ. Cần đưa ra những điều kiện cụ thể hơn để các TVHD ở một mức độ nào đó không thể hạn chế việc chuyển nhượng vốn của các TVGV và họ được rút khỏi công ty nếu được đa số TVHD chấp nhận.

3. Cho phép công ti hợp danh được phát hành trái phiếu:

Trên thế giới chỉ quy định CTHD không được phát hành cổ phiếu. Việc phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên của loại công ty này bởi: người mua trái phiếu thực chất là chủ nợ của công ti chứ không phải là thành viên của công ti. Điều này sẽ giúp cho công ti hợp danh huy động vốn một cách dễ dàng hơn, thu hút được các nhà đầu tư hơn, thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, nhất là thực tế CTHD ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại mang bản chất đối vốn nên rất thiếu vốn hoạt động.

4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biền CTHD:

Biện pháp này nhằm góp phần phổ biến sâu rộng loại hình CTHD vào đời sống xã hội và đời sống doanh nghiệp hơn qua các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng bởi một thực tế hiện nay ngay cả những diễn đàn của luật sư và doanh nghiệp cũng ít đề cập, thậm chí là không đề cập đến mô hình công ty hợp danh này. Bên cạnh đó, số lượng công trình nghiên cứu khoa học về Công ty hợp danh cũng chỉ ở mức hạn chế. Việc tuyên truyền sâu rộng bằng những bài viết chất lượng, đi sâu làm nổi bật bản chất và vai trò của CTHD có thể giúp mọi người hiểu rõ được bản chất pháp lý của mô hình có nhiều tiềm năng và ý nghĩa to lớn này. Làm được điều này cùng với sự điều chỉnh lại quy định của Luật Doanh Nghiệp sẽ góp phần đưa loại hình này vào cuộc sống một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, bởi: không có loại hình nào là không cần thiết cả.

KẾT LUẬN

------

Với những phần đã trình bày ở trên, hy vọng sẽ góp phần vào việc tìm hiểu công ty hợp danh hơn. Với những ưu điểm như: tạo được sự tin cậy đối với bạn hàng, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh, đẩy mạnh xu hướng làm việc cam kết theo khả năng chứ không theo kết quả, Nhà nước kiểm soát được hoạt động (một trong những lý do để quy định CTHD có tư cách pháp nhân và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp)…thiết nghĩ mô hình này cần được nhanh chóng hoàn thiện để đi vào đời sống một cách mạnh mẽ. Để làm được điều đó, chúng ta cần một tư duy thoáng hơn trong xây dựng và áp dụng luật. Trong kinh doanh, việc lựa chọn loại hình phù hợp với ý tưởng và khả năng của mình, các thương nhân luôn cân nhắc và đánh giá toàn diện. Với những quy định hiện nay của Pháp luật Việt Nam về công ti hợp danh thi loại hình này khó mà phát triển được như mong muốn. Môi trường kinh doanh ngày càng năng động, mở rộng với nhiều phương thức phong phú nên loại hình nào cũng cần cho nền kinh tế thị trường. Công ti hợp danh là một mô hình hay, thể hiện được tập trung ý chí của các thành viên tham gia và nhất là tạo được sự tin cậy của bạn hàng kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-----------------

1. Giáo trình Luật Thương Mại, tập 1, ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006.

2. Giáo trình Luật Kinh tế, tập 1, Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội, NXB.ĐH Quốc gia Hà Nội 2006.

3. Luật Doanh Nghiệp 2005, NXB. Thống kê năm 2006.

4. Luật phá sản 2004, NXB. Tư pháp 2006.

5. Một số vấn đề pháp lý về Công ty Hợp danh, Vũ Đặng Hải Yến, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2003.

6. Một số khía cạnh pháp lý về Công ty Hợp danh, Trần Thùy Anh, Luận văn Thạc sĩ khoa học, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Paris II Panthenon – ASSAS, 2001.

7. Thời báo Kinh tế sài Gòn, 10/2002.

8. Website: luatsu.vn, Mục luật kinh tế.

9. Website: Mof.gov.vn (Bộ Tài chính).




[1] Phần này có tham khảo Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Đặng Hải Yến, xem Danh mục tài liệu tham khảo trang 24.

[2] Theo thống kê của Thời báo kinh tế Sài Gòn, 10/2002.

[3] Theo Website Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội.

[4] Giáo trình Luật Kinh tế tập 1, trang 55, Khoa Luật ĐH QG Hà Nội, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội 2006.

Công ty Hợp danh (1,2)

Những NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PL về Công ty Hợp danh



-------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………..2

BẢNG TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….3

NỘI DUNG CHÍNH

Phần I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH…4

I. Sự hình thành công ty hợp danh……………………………………4

II. Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh…………………………..5

1. Theo pháp luật các nước trên thế giới………………………………….5

2. Theo pháp luật Việt Nam………………………………………………6

III. Vai trò của công ty hợp danh……………………………………….7

Phần II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY HỢP DANH.8

I. Thành lập công ty hợp danh………………………………………...9

II. Thành viên công ty hợp danh……………………………………...10

III. Vốn góp và phần vốn góp trong công ty hợp danh………………..12

IV. Chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh………………………13

V. Quản lý điều hành trong công ty hợp danh………………………..14

VI. Giải thể, phá sản công ty hợp danh………………………………..16

Phần III: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ……………………18

I. Thực trạng về công ty hợp danh ở Việt Nam……………………...18

II. Một số kiến nghị…………………………………………………..21

KẾT LUẬN…………………………………………………………………23

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………24

PHỤ LỤC…………………………………………………………………...25

PHẦN I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH

I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY HỢP DANH:

Công ty Hợp Danh (CTHD) là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm về “hợp danh” bắt đầu xuất hiện và tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đạo Luật Hammurabi năm 2300 (TCN) cũng đã có chế định về hình thức hợp danh. Khái niệm hợp danh theo Đạo Luật Justinian của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ VI, xét về bản chất không có sự khác biệt trong pháp luật hiện nay. Sau đó, đến các thời kì Trung đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn. Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó, luật pháp về CTHD bắt đầu được áp dụng ở Mỹ. Đến đầu thế kỷ XIX, CTHD trở thành loại hình kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ. Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh, CTHD được thay thế bằng đạo luật CTHD hay còn gọi là Luật thống nhất về CTHD (Uniform Partnership). Thêm nữa, CTHD được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện (agency) xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường về liên kết kinh doanh; tập trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và dưới những dạng thức khác nhau.

Tại Việt Nam thì ngược lại. Loại hình công ty này ra đời muộn do điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội…Vốn là 1 nước trọng về nông nghiệp nên trước kia không coi trọng hoạt động thương mại và sau đó lại trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể. Cuối thế kỷ XIX, Pháp áp dụng 3 Bộ Luật: Dân Luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vào Việt Nam cho nên xuất hiện các hình thức Doanh Nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn và hình thức, khái niệm CTHD đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với hình thức Hội buôn. Năm 1954, trước Nghị quyết Đại hội lần VI của Đảng, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận. Pháp luật về công ty nói chung và CTHD nói riêng thời kỳ này không tồn tại, Nhà nước cũng chưa có những định hướng về lĩnh vực này. Ở Miền Nam, trước 1975, loại hình CTHD được ghi nhận trong Bộ Luật Thương Mại, cơ bản giống những quy định của Pháp luật Pháp. Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đến Nghị quyết lần VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần 2 của BCH TW Đảng công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã cho ra đời Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp 1999. Từ 4 điều luật cũ kỹ của Luật doanh nghiệp 1999 (ban đầu là 12 điều trong Dự thảo nhưng đã bị loại bỏ gần hết khi đưa ra Quốc hội thông qua, cũng bởi hình thức của nó quá mới mẻ) đến Luật doanh nghiệp 2005 với 11 điều, hi vọng cung cấp cho giới thương nhân thêm một mô hình để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ.

II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH:

1. Theo pháp luật các nước trên thế giới:

Khái niệm CTHD ở một số nước như sau:

- Pháp: “là công ty mà trong đó có các thành viên đều có tư cách thương gia chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”.

- Mỹ: “là một hội gồm 2 thể nhân trở lên và với tư cách là những đồng sỡ hữu, họ cùng nhau kinh doanh để thu lợi nhuận”.

- Thái Lan chia ra 2 loại:

+ CTHD đơn thường: là loại hình công ty mà ở đó tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty hợp danh.

+ CTHD hữu hạn: 1 hoặc nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp mà họ cam kết riêng rẽ đóng góp vào CTHD và 1 hay nhiều thành viên cùng nhau có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả nghĩa vụ của CTHD.

* Như vậy, về bản chất: - Công ty hợp danh không có sự tách bạch về tài sản công ty đối với các thành viên hợp danh (TVHD), TVHD chịu trách nhiệm vô hạn (TNVH) đối với các nghĩa vụ của công ty. Đây là đặc trưng cơ bản của CTHD.

- Các thành viên đều trở thành đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.

- Các thành viên trong CTHD phải có tư cách thương gia vì các thành viên này là đồng sở hữu, cùng nhau trực tiếp thực hiện việc quản lý điều hành công ty, đặc biệt là họ cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ của công ty nên phải có hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm kinh doanh để giảm thiểu triệt để những rủi ro trong kinh doanh (pháp luật Pháp).

2. Theo Pháp luật Việt Nam:

Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp (DN) Việt nam 2005 thì công ty hợp danh (Partnership Co.) là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sỡ hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên có thể có thành viên góp vốn.

- Thành viên hợp danh (TVHD) phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

- CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

- Trong quá trình hoạt động, CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, nếu căn cứ vào những đặc điểm trên thì CTHD theo Luật DN có thể được chia ra làm 2 loại. Loại 1 là loại chỉ gồm những thành viên hợp danh. Loại 2 là công ti có cả TVHD và thành viên góp vốn (TVGV), loại này các nước gọi là công ti hợp vốn đơn giản (hợp danh hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ti đối nhân. Nhưng 2 “loại” này lại được quy định chung vào với nhau, không tách bạch. Điều này thực sự không hợp lý vì 2 loại này tuy gần như hoàn toàn giống nhau về quy chế pháp lý nhưng trong thực tế sẽ phát sinh những điểm không thỏa đáng, nhất là trong việc giải thể của công ty. Điều này đã chứng tỏ sự cứng nhắc của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, theo pháp luật hầu hết các nước thì hợp danh đơn giản chỉ là một nhóm người, một hội, không phải là loại hình công ti như quy định của Việt Nam (ví dụ như ở Trung Quốc, nước này tách bạch giữa partnershipcompany/corporation; Luật công ti ngày 27/10/2005 chỉ điều chỉnh công ti TNHH và Công ti CP; quy định về hợp danh được điều chỉnh bởi các nguyên tắc của dân luật và quyền giải thích của tòa án). Ngoài ra các nước khác như pháp luật theo truyền thống Châu Âu - lục địa còn có loại hình hợp danh cổ phần.

III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY HỢP DANH:

Dựa vào pháp luật hiện hành về CTHD, đặc biệt là của các nước khác trên thế giới, chúng ta có thể thấy được vai trò của công ty hợp danh như sau:

1. So với các loại hình công ti đối nhân khác, loại hình này được ưa chuộng hơn cả. Tại Pháp hiện nay có 32.000 CTHD (chiếm 2,41% tổng số các công ty - Maurice Cozian - Alain Viandier “Droits des societes”, 1992, Pages 420). Ở Thụy Điển từ 15.765 công ty vào 01/01/1976 và 30.134 vào 1979 đến 76.573 công ti vào 1993.

2. Do cơ cấu tổ chức của công ti gọn nhẹ, việc thành lập công ti khá đơn giản nên thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phù hợp với xu hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới.

3. Với sự phát triển theo chiều sâu, sự phân hóa ngày càng đậm nét của các lĩnh vực đời sống kinh doanh đã chứng tỏ rằng tất cả loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không thể phù hợp với tất cả ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề đặc thù như: khám chữa bệnh, tư vấn pháp lý, kiểm toán…đòi hỏi trách nhiệm cao của những người hành nghề (chỉ cam kết theo khả năng chứ không thể cam kết theo kết quả hành nghề) nên công ty TNHH, công ty CP dường như không thích hợp.

4. Nhận thức được tầm quan trọng của loại hình này đối với sự phát triển của nền kinh tế nên Luật DN 1999 đã quy định về CTHD, thể hiện được xu thế của pháp luật là phải phù hợp với tính năng động, đa dạng của các hoạt động thương mại. Từ đó tiếp tục thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp và các văn bản pháp luật khác. Mặt khác, nó cũng tạo khả năng để phát huy các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Không chỉ đơn thuần tăng khả năng đầu tư vốn mà cả các nguồn lực khác đặc biệt là khả năng hành nghề và khai thác trí tuệ, tạo ra các đảm bảo pháp lý cao hơn trong thị trường cũng như đối với xã hội do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

Phần II:

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY

HỢP DANH

I. THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH:

CTHD được thành lập và bắt đầu cuộc sống của nó với tư cách là một pháp nhân độc lập sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD (K2 - Điều 130 - Luật DN 2005). Luật Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của hành vi ĐKKD. Trong khi đó, luật lệ nhiều nước lại xem hợp danh như khế ước, bởi vậy hợp danh có thể được thành lập thông qua thỏa thuận, ĐKKD đôi khi chỉ có ý nghĩa công khai hóa. Lý do của vấn đề này có thể luận giải như sau: vì hợp danh trước hết là liên kết của 2 hay nhiều người, luật pháp các nước thường đề cao thỏa thuận giữa các thành viên. Hợp danh về nguyên tắc được thiết lập nếu các thành viên đã thỏa thuận cách thức hùn vốn, tạo tài sản chung, chia quyền điều hành và lỗ, lãi. Nói cách khác, khế ước giữa các bên đã xác lập nên hợp danh chứ không phải giấy chứng nhận của cơ quan ĐKKD.

Mặc dù vậy, thỏa thuận thành lập hợp danh cũng rất quan trọng theo pháp luật Việt Nam. Nội dung các thỏa thuận này được ghi nhận trong điều lệ công ti hợp danh và giấy đề nghị ĐKKD (điều 17, 21, 22 Luật DN). Người làm luật đã phác thảo 16 nội dung chính của bản điều lệ, dựa vào đó các sáng lập viên CTHD có thể thỏa thuận chi tiết phù hợp với từng dự án cụ thể (điều 22 - LDN). Ngoài các quy định của LDN, các quy định chung từ điều 388 đến điều 411 của Bộ Luật dân sự (BLDS) 2005 vẫn có thể được dẫn chiếu để xem xét hiệu lực của thỏa thuận hợp danh, việc tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết của các thành viên cũng như trách nhiệm pháp lí nếu có vi phạm([1]). Ngoài ra các thành viên hợp danh cần có chứng chỉ hành nghề (ví dụ thẻ luật sư, thẻ kiểm toán viên) đối với những dịch vụ cần có chứng chỉ và các điều kiện hành nghề khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (khoản 5, điều 17 LDN). Hồ sơ, thủ tục thành lập CTHD được quy định trong Luật DN và Nghị định 88/2006 của Chính Phủ về ĐKKD (xem mẫu hồ sơ ĐKKD ở phần phụ lục).

II. THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH:

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành thì công ty HD có 2 loại thành viên: thành viên hợp danhthành viên góp vốn. Pháp luật các nước trên thế giới chia HD ra làm 2 hay 3 loại rõ ràng: hợp danh (partnership), hợp danh hữu hạn (limited partnership) và hợp danh cổ phần (Limited Liability Partnership). Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng, riêng rẽ 2 loại hợp danh (hợp danh, hợp danh hữu hạn) dẫn đến CTHD của Việt Nam mang cả 2 đặc điểm của 2 loại hình trên. Cho dù CTHD được tổ chức theo loại hình nào thì trong công ty nhất thiết phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, đây là điều kiện bắt buộc phải có. Các quyền và nghĩa vụ chung của 2 loại thành viên này là: có quyền sở hữu đối với tài sản của công ty, được chia lợi nhuận, được nhận thông tin từ: hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toán và các hồ sơ khác: góp đủ số vốn đã cam kết, chấp hành các nội quy và quyết định của công ty…

1. Thành viên hợp danh:

Như đã nói ở trên, công ty HD bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Bên cạnh đó, TVHD chính là người trực tiếp thành lập và quản lý CTHD nên muốn trở thành TVHD, họ không được thuộc những đối tượng quy định tại điều 13 LDN 2005 (cán bộ, công chức, người chưa thành niên…).

Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới (Jointly and serverally). Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ti đối với chủ nợ. Mặt khác thành viên hợp danh phải phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là người quyết định sự tồn tại và phát triển của của công ti về cả mặt pháp lí và thực tế. Trong quá trình hoạt động, các TVHD được hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của thành viên công ti đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ti và những người liên quan. Các quyền và nghĩa vụ của TVHD được quy định trong Luật DN và điều lệ công ti.

TVHD có toàn quyền trong việc thảo luận và biểu quyết tất cả các công việc của công ti, được trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng tài sản của công ty để phục vụ lợi ích cho công ti và được hoàn trả lại mọi chi phí đã thực hiện để phục vụ cho lợi ích đó. Về trách nhiệm tài sản, TVHD phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, khi công ti kinh doanh thua lỗ thì phải chịu lỗ theo nguyên tắc quy định trong điều lệ công ti.

* Hạn chế của thành viên hợp danh:

- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại) - khoản 1 điều 133 LDN. Điều này xuất phát từ lý do: TVHD chỉ có thể chịu trách nhiệm vô hạn một lần (vì họ chỉ có một khối tài sản duy nhất, không thể chịu trách nhiệm hơn 1 lần).

- Không được nhân danh công ti ký hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và người khác; không được có những hành vi cạnh tranh với công ty HD mà người đó tham gia (khoản 2 – điều 133 LDN 2005).

- Không được tự mình và nhân danh người thứ 3 thực hiện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty. Quy định này nhằm để tránh tình trạng giữa bản thân TVHD và CTHD có tranh chấp quyền lợi với nhau.

- Không được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại công ti nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 3 điều 133 LDN).

* Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi:

- Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Người thừa kế chỉ được trở thành TV công ti khi được ít nhất ¾ số phiếu của các TVHD có quyền bỏ phiếu trong Hội đồng thành viên. Quy định này chứng tỏ các nhà làm luật chỉ dự liệu mô hình CTHD khép kín trong các thân hữu có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau chứ khó có thể dùng hợp danh như một khái niệm để khái quát các liên kết đa dạng khác.

- Tự nguyên rút khỏi công ti hay bị khai trừ ra khỏi công ti. Trong thời hạn 2 năm kể từ khi chấm dứt tư cách TVHD trong trường hợp này, TVHD vẫn phải chịu liên đới trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Thành viên góp vốn:

Nếu TVHD chỉ là có thể là cá nhân thì thành viên góp vốn (TVGV) có thể là cá nhân hoặc tổ chức, ví dụ các công ty hay thực thể có tư cách pháp nhân. TVGV chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của CTHD trong phạm vi số vốn (đã cam kết) góp vào công ty (theo điểm c khoản 1 điều 130 và điểm a khoản 2 điều 140 LDN). Ngoài quyền được hưởng lợi tức hàng năm (nếu công ti có lãi), được cung cấp báo cáo tài chính của công ti hàng năm…, TVGV có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác (khoản 1 điều 140 LDN). Luật không quy định việc chuyển nhượng này phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Tuy không có quyền nhân danh công ti và quản lí công ti như các TVHD những TVGV cũng có quyền dự hợp, thảo luận và biểu quyết tại hội đồng thành viên về các sửa đổi điều lệ công ti có thể liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ (điểm b khoản 2 điều 140, điểm a khoản 1 điều 140 LDN 2005). Họ có quyền quản lí công ti nếu điều lệ công ti có quy định.

Với những đặc điểm về TVGV trên, nếu có vốn và muốn đầu tư kinh doanh nhưng lại không có thời gian tham gia vào quản lí doanh nghiệp hoặc không có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư có thể góp vốn vào CTHD làm TVGV hay nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên góp vốn khác trong công ti HD. Tuy nhiên, do mô hình này mới được quy định nên còn khá mới lạ và cũng chưa được sự quan tâm của các nhà đầu tư, do vậy cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ và sự tuyên truyền rộng rãi để khuyến khích và tạo sự yên tâm khi kinh doanh nơi các nhà đầu tư.

3. Tiếp nhận thành viên mới:

Nếu hội đồng thành viên chấp nhận với ít nhất ¾ số phiếu tán thành của các thành viên hợp danh, công ti có thể thu nạp thêm thành viên (khoản 1 điều 139, điểm c khoản 3 điều 135 LDN). Nếu không có các thỏa thuận loại trừ khác, thành viên hợp danh mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti, kể cả đối với các khoản nợ được xác lập trước thời điểm thành viên đó gia nhập công ti (khoản 3 điều 139 LDN).

III. VỐN GÓP VÀ PHẦN VỐN GÓP TRONG CTHD:

1. Vốn góp:

Nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục yêu cầu phải có vốn pháp định thì các sáng lập viên có thể tự do thỏa thuận mức vốn điều lệ, phần đóng góp của các bên, thỏa thuận các loại tài sản dùng làm vốn góp, cách thức định giá và chuyển giao chúng cho CTHD. Về nguyên tắc nhiều loại tài sản có thể được dùng làm vốn góp, ví dụ như tiền, vàng, nhà đất… và các loại tài sản khác do các bên tự thoả thuận. Người góp vốn phải chuyển giao sở hữu vốn góp sang cho CTHD, từ khối tài sản đó hình thành nên tài sản riêng của công ti. Đối với nhà đất, bên giao và và bên nhận phải tiến hành thủ tục đăng kí chước bạ điền địa (chuyển sổ đỏ); đối với tài sản khác phải làm biên bản giao nhận (theo khoản 1 điều 29, khoản 1 điều 132 LDN).

Các thành viên công ti phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng hạn. Nếu vi phạm, số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đối với công ti. Nếu vi phạm đó mà gây thiệt hại cho công ti thì thành viên hợp danh có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho công ti, TVGV có thể bị khai trừ khỏi công ti.

2. Phần vốn góp:

Sau khi góp vốn, thành viên mất đi quyền sở hữu đối với tài sản đã góp và nhận lại được quyền lợi từ công ti. Quyền tài sản ấy được coi là phần vốn góp trong công ti, thường được thể hiện bằng một tỉ lệ nhất định. CTHD có thể cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn; giấy này có thể được công ti cấp lại theo yêu cầu của thành viên và cần có nội dung tối thiểu theo luật định (khoản 4 điều 131 LDN).

IV. CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TY HỢP DANH:

Nếu như Luật DN 1999 không quy định CTHD có tư cách pháp nhân thì đến Luật DN 2005, các nhà làm luật đã quy định điều này. Với tư cách pháp lý này, CTHD thuận lợi hơn trong các quan hệ pháp luật và cũng phải chịu những trách nhiệm như các pháp nhân khác. Các nhà làm luật đã làm cho công ty HD có tài sản riêng (một trong những yêu cầu của pháp nhân) bằng cách quy định: khi thành viên góp vốn vào công ti thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Tuy nhiên, quy định CTHD có tư cách pháp nhân (TCPN) có ổn hay không? Hãy cùng xem xét vấn đề này.

Rõ ràng nếu quy định CTHD có TCPN thì không ổn. Theo khoản 3 điều 93 BLDS Việt Nam 2005 thì thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân xác lập, thực hiện. Trong khi đó, theo LDN thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ti. Như vậy ở đây, quy định của LDN không phù hợp với quy định của BLDS. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết đến một nguyên tắc áp dụng pháp luật là “ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành”, cho nên, ở đây, chúng ta vẫn phải áp dụng Luật doanh nghiệp. Việc quy định CTHD có tư cách pháp nhân với những bất cập trên cũng có những nguyên do sẽ được lí giải ở phần sau.

Theo thương luật CHLB Đức, các loại công ty hợp danh đều được công nhận có tư cách pháp nhân hạn chế (tư cách pháp nhân không đầy đủ) từ gần một thế kỷ nay. Chỉ có điều, cũng giống như hợp danh theo luật Anh - Mỹ, hợp danh theo thương luật Đức không chịu thuế thu nhập công ti, các thành viên hợp danh chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân (tránh được thuế thu nhập công ti, vốn chỉ áp dụng cho công ty TNHH và công ty CP). Khác với quy định này, pháp luật Việt Nam xem hợp danh là đối tượng chịu thuế doanh nghiệp, thành viên hợp danh công ty nếu thuộc trường hợp có thu nhập cao cũng phải đóng thuế nên không tạo ra lợi nhuận đáng kể nào cho thành viên hợp danh từ góc độ Luật thuế([2]). Tại Pháp, góc độ thuế lại là góc độ hấp dẫn làm cho mô hình này phát triển nhanh chóng (hiện nay có hơn 35.000 CTHD). Bộ Luật Thương Mại nước này quy định: CTHD không phải nộp báo cáo tài chính cho Thư ký Tòa thương mại; nếu như có sự minh bạch về thuế, CTHD không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, các thành viên sẽ phải đóng thuế tương ứng với phần lợi nhuận mà mình thu được. Ngược lại, khi kết quả thua lỗ, mỗi thành viên chuyển vào báo cáo thu nhập của mình phần thua lỗ tương ứng của mình trong công ti. Trong một thời gian rất dài, những khoản lỗ từng loại có thể được khấu trừ trên tổng thu nhập. Vì lý do này, CTHD trở thành một công cụ kỳ diệu để đóng thuế ít hơn. Do vậy, những người bị đánh thuế cao thường là thành viên CTHD.

V. QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TRONG CÔNG TY HỢP DANH:

1. Tổ chức quản lý trong Công ty hợp danh:

Hợp danh thường có cơ chế quản lý nội bộ linh hoạt, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các thành viên. Đối với các hãng luật hợp danh, cấu trúc tổ chức quản lý nội bộ thường bao gồm các hội nghị luật sư hợp danh quyết định các chính sách kinh doanh lớn. Ngoài ra, tại các văn phòng, quyền quản lý thường được thỏa thuận giữa các luật sư có quyền điều hành, theo đó luật sư điều hành nào cũng có quyền đại diện cho hãng luật. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, CTHD có cơ quan quyết nghị là Hội đồng thành viên, bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và góp vốn, được triệu tập bất kỳ thời điểm nào khi một trong số các thành viên hợp danh xét thấy cần thiết (khoản 1 điều 135, khoản 1 điều 136 LDN). Thể thức triệu tập cuộc họp, quy định gửi tài liệu trước cuộc họp, điều hành, biểu quyết và ghi biên bản các cuộc họp hội đồng thành viên CTHD tương đối đơn giản, tùy thuộc vào thỏa thuận của các thành viên trong điều lệ công ti. Quyết nghị của Hội đồng thành viên được thông qua nếu 2/3 tổng số thành viên hợp danh của công ti chấp thuận, trừ những quyết định quan trọng cần có sự chấp thuận của ¾ tổng số TVHD (Điều 135 LDN).

2. Đại diện cho hợp danh:

Khác với mô hình công ti TNHH và công ti CP, về nguyên tắc, tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh tên hãng chung và đại diện cho hợp danh trong các giao dịch. Hành vi của một thành viên hợp danh có thể xác lập nghĩa vụ cho công ti; nếu công ti thua lỗ, hành vi ấy có thể dẫn tới trách nhiệm trả nợ vô hạn và liên đới của tất cả TVHD khác. Tuy nhiên, các TVHD có thể thỏa thuận hạn chế quyền đại diện của một số thành viên; các hạn chế này chỉ có giá trị với bên thứ 3 khi người đó biết về hạn chế đó (điều 137 LDN). Ngoại lệ này có thể giúp các TVHD giới hạn trách nhiệm liên đới của mình; việc áp dụng chúng trên thực tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào quyền giải thích pháp luật của các thẩm phán, nhất là những trường hợp bên thứ 3 biết hay buộc phải biết về hạn chế quyền đại diện. Nếu các bên thứ 3 không thể biết về các hạn chế mang tính nội bộ đó, thẩm quyền nhân danh và đại diện cho hợp danh của các thành viên hợp danh về nguyên tắc là đại diện toàn quyền, không bị hạn chế. Các thành viên hợp danh có thể cử ra một người làm chủ tịch Hội đồng thành viên, người này có thể đồng thời kiêm chức danh quản lý khác trong công ti (khoản 1 điều 135 LDN). Người chủ tịch này đại diện cho hợp danh trong các quan hệ với cơ quan nhà nước, đặc biệt trong các vụ tranh tụng (khoản 4 điều 137 LDN).

VI. GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CÔNG TY HỢP DANH:

Cũng như các doanh nghiệp khác, hợp danh có thể được giải thể tự nguyện hay bắt buộc; khi mất khả năng thanh toán có thể được xử lí theo thủ tục phá sản doanh nghiệp (điều 157 - 159 LDN).

1. Giải thể:

Công ti hợp danh giải thể trong những trường hợp cũng như các doanh nghiệp khác, như: hết thời hạn hoạt động, không muốn kinh doanh nữa, khó khăn thua lỗ nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán, các thành viên thống nhất quyết định giải thể (tự nguyện), không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu quy định trong 6 tháng liên tục, bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD… Theo Pháp Luật Pháp thì khi một trong số các thành viên (TVHD) chết, bị phá sản hay bị cấm thực hiện một hoạt động thương mại công ti sẽ tự động bị giải thể, trừ khi điều lệ công ti quy định khác (Bộ luật Thương Mại, Điều L.221 – 16). Thủ tục giải thể như sau:

- Bước 1: Thông qua quyết định giải thể CTHD (quyền thuộc về tất cả các thành viên hợp danh).

- Bước 2: Thanh lý tài sản.

- Bước 3: Thông báo quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD, chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan…Các TVHD tiến hành thông báo công khai về việc giải thể thông qua việc niêm yết quyết định giải thể tại trụ sở chính của Doanh Nghiệp, đăng báo địa phương và trung ương trong 3 số liên tiếp.

- Bước 4: Thanh toán nợ. Thứ tự như sau: lương, trợ cấp thôi việc, thuế và các nợ khác.

- Bước 5: Cơ quan ĐKKD nhận hồ sơ đầy đủ về giải thể từ tổ thanh lý tài sản và xóa tên CTHD trong sổ ĐKKD.

2. Phá sản: Trong phá sản, thành viên hợp danh khi nhận thấy công ti hợp danh lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản đối với công ti. Nhưng thủ tục giải quyết phá sản của công ti HD có điểm khác biệt so với các loại hình khác. Kể cả khi công ti được xóa tên khỏi sổ ĐKKD sau khi thanh lí theo thủ tục phá sản, điều đáng lưu ý là các thành viên hợp danh không được tuyên bố miễn trách nhiệm trả nợ; ngược lại, họ vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ti (khoản 1 điều 90 Luật phá sản). Một số vấn đề được đặt ra thêm như:

- TVHD cũng là một thương nhân, có quyền tạo lập các hành vi kinh doanh, ký kết hợp đồng và hoàn toàn có thể có nợ. Trong khi đó, họ lại chịu trách nhiệm vô hạn với tư cách là TVHD của CTHD. Một điều được đặt ra là họ sẽ phải thanh toán nợ của công ty trước (trong trường hợp công ty không thể thanh toán hết nợ) rồi mới đến nợ của họ đối với người khác hay ngược lại? Việt Nam chưa quy định rõ điều này. Theo Luật Hợp danh thống nhất của Hoa Kỳ thì TVHD sẽ phải thanh toán cho chủ nợ của TVHD trước, sau đó mới đến nợ của công ty (quy định này áp dụng ngay cả khi chủ nợ của công ty cũng chính là chủ nợ của thành viên hợp danh).

- Nếu CTHD chưa trả hết, TVHD sẽ phải trả bằng tài sản của mình nhưng theo cách thức nào? Điểm e, khoản 2 điều 134 LDN có quy định: TVHD phải chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty (LDN 1999 không quy định cách thức nào cả). Hiện nay, theo tinh thần Luật phá sản 2004, việc này phụ thuộc việc định giá và đánh giá lại tài sản góp vốn, đây cũng là một vấn đề không dễ giải quyết. Còn Bộ Luật Thương Mại Sài Gòn 1973 có quy định về cách thức trả nợ này của công ty của TVHD: tùy thuộc vào khế ước lập hội, nếu không sẽ do các hội viên quyết định theo đa số và nếu có Hội Viên bất đồng ý kiến có thể xin Tòa án xét xử.

Quyền Được Chết (Chương III)

QUYỀN ĐƯỢC CHẾT

Chương III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VỀ XÂY DỰNG LUẬT AN TỬ Ở VIỆT NAM

ở Việt Nam, để công nhận quyền được chết là một vấn đề lâu dài. Phong tục, tập quán và truyền thống á Đông đã chi phối điều này. Bên cạnh đó, sự lo sợ Luật An tử khi ban hành sẽ bị lạm dụng cũng góp phần vào những quan điểm chống lại an tử hiện nay. Điều cần làm bây giờ là thay đổi những quan niệm, những cách nhìn nhận sai lầm về quyền được chết và cái chết êm ả chứ không phải cố gắng ban hành Luật An tử trong điều kiện chưa phù hợp như hiện nay.

I. Đánh giá về xu hướng xây dựng Luật An tử ở Việt Nam

1. Một vấn đề còn nằm trong tương lai

Như đã phân tích ở các chương trên, việc nhìn nhận vấn đề chấp nhận quyền được chết ở Việt Nam còn trong tương lai là đúng đắn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có những yếu tố và điều kiện ban đầu cho việc xây dựng Luật An tử. Khi Việt Nam đưa quyền được chết vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sự 2005 tại Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ 6 và 7) là đã bắt đầu cho một hành trình mới: xây dựng Luật An tử. Tuy quyền được chết chưa được thông qua tại kỳ họp này nhưng cũng là sự kiện đóng vai trò ghi dấu mốc đầu tiên cho hành trình này. Thiết nghĩ, xây dựng Luật An tử là xu hướng chung của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tất cả còn phụ thuộc chủ yếu về mặt thời gian: thích hợp hay chưa thích hợp.

Một điều phải công nhận là truyền thống phương Đông chúng ta luôn coi trọng sự sống con người, xem nó là thứ quý giá nhất. Từ lâu, quan niệm này đã ăn sâu vào gốc rễ tâm hồn mỗi người dân. Tuy nhiên, có phải vì thế mà quyền được chết sẽ vĩnh viễn không được công nhận hay không? Không, chắc chắn là không phải như thế. Ngay cả phương Tây- nơi mà truyền thống, phong tục không quá nặng nề và tư tưởng thoáng hơn phương Đông thì cũng chỉ có vài nước công nhận quyền được chết và cái chết êm ả. Nhưng ở phương Tây thì lý do để đa phần các quốc gia không chấp nhận an tử lại không phải là phong tục, tập quán mà là vì các lý do thuộc về luật pháp, tôn giáo và chính trị... Còn ở phương Đông, vấn đề không chỉ dừng lại như thế. Làn sóng tư tưởng phương Tây ngày càng tràn vào Châu á như vũ bão. Thế giới đã thay đổi, hòa nhập hay hòa tan vào dòng chảy toàn cầu hóa đang là bức xúc của nhiều quốc gia. Tuy vậy, quan niệm truyền thống cũng khó mà thay đổi ngay trước những tác động này, chí ít là ở thời điểm hiện tại. Do đó, phong tục, tập quán luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi xem xét quyền được chết.

Trở lại với câu hỏi ở trên: liệu có phải truyền thống phương Đông sẽ vĩnh viễn không chấp nhận an tử hay không? Chúng ta cần nhìn nhận rằng, trong thời điểm hiện tại không thể thay đổi được ngay quan niệm coi trọng sự sống như đã nói. Quan niệm coi trọng sự sống con người có những cơ sở hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên, không vì thế mà không chấp nhận an tử bởi chấp nhận an tử đâu có nghĩa là không tôn trọng sự sống nữa. Khi đó, người bệnh đã tôn trọng cuộc sống của những người khác. Sẽ khó khăn như thế nào cho gia đình, xã hội khi họ còn sống và bản thân họ thì sự sống không được đảm bảo nữa. An tử ở đây là theo những điều kiện nhất định và với những mục đích nhân đạo. Nếu có một cái nhìn tổng quát, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau thì quan niệm truyền thống đã đến lúc phải thích nghi với cái mới, nhưng là sự thích nghi dần dần. Nhiều người tuy cũng có suy nghĩ “con người có quyền được sống thì cũng có quyền được chết” nhưng do sức ép của quan niệm truyền thống chi phối nên dẫn đến không ủng hộ an tử. Cần phải hiểu rằng: công nhận quyền được chết nhưng không phải cứ muốn “chết” là được chết vì nó còn theo những quy định và cách thức nghiêm ngặt nhất định. Để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp chúng ta cần rất nhiều thời gian nhưng để phá hủy nó thì chỉ trong tích tắc. Do đó, không thể tùy tiện cố gắng ban hành Luật An tử khi đang có nhiều quan điểm chống lại như thế. Nếu điều đó xảy ra, mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân đã bị rạn nứt bởi những phong tục, tập quán coi trọng sự sống. Bên cạnh đó, quyền được chết là một vấn đề mới mẻ, còn xa lạ với người dân Việt Nam. Mọi người chưa hiểu hết được về an tử, chưa tường tận về nó nên chống lại nó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không phải vì thế mà quyền được chết sẽ vĩnh viễn không được chấp nhận.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - chính trị, văn hóa nhân loại đang ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa. Truyền thống á Đông muốn giữ vững và nâng cao bản sắc thì phải có sự thay đổi có chọn lựa và phù hợp với quốc gia của mình. Tiếp thu nhưng không mất đi bản sắc mới là điều đáng quý. Hiện tại, chúng ta không thay đổi ngay được quan niệm coi trọng sự sống bởi nó quá đột ngột, quá sớm. Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt cơ sở để dần chấp nhận an tử bằng cách: làm cho mọi người tiếp cận những kiến thức về quyền được chết nhiều hơn, phổ biến sâu rộng hơn. Những phương pháp thuyết trình và chính trị bao giờ cũng an toàn hơn biện pháp cưỡng chế. Có thể truyền thống phương Đông vẫn coi trọng sự sống nhưng lại chấp nhận an tử nếu người dân hiểu rõ bản chất của nó và tất nhiên, đi kèm là một hệ thống pháp luật đảm bảo cho Luật An tử không bị lạm dụng. Vẫn tôn trọng sự sống mà lại chấp nhận an tử nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực sự lại không như thế. Lý do rất đơn giản: nếu chấp nhận quyền được chết mà lại bỏ đi quan niệm coi trọng sự sống sẽ là một điều hết sức nguy hiểm. Như thế, bản sắc đã mất, truyền thống đã tiêu tan. Khi đó, con người ta dễ rơi vào những tình huống xấu gây ảnh hưởng đến gia đình, xã hội bằng chính hành vi của họ.

Như vậy, chúng ta không nên suy nghĩ làm thế nào để thay đổi truyền thống, quan niệm bởi đó là điều không thể mà hãy làm sao để truyền thống á Đông chấp nhận an tử. Đó mới là giải pháp thích hợp nhất. Lúc đó, quan niệm coi trọng sự sống và quyền được chết cùng hòa hợp trong một quốc gia, như thế vừa giữ gìn bản sắc và vừa tiếp thu cái mới. Để làm được điều này có rất nhiều biện pháp phải thực hiện song song mà quan trọng nhất là thuộc về hệ thống pháp luật và các yếu tố chính trị, xã hội... Sự thích ứng dần dần của truyền thống với quyền được chết để đi đến chấp nhận an tử chính là câu trả lời cho câu hỏi trên.

Tóm lại, vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt nam hiện nay là vấn đề còn nằm trong tương lai và trước mắt cần quan tâm, giải quyết nhiều vấn đề xung quanh, nhất là truyền thống Phương đông trước khi muốn bước vào quá trình xây dựng Luật này.

2. Điều kiện để một Quốc gia có thể ban hành Luật an tử

Chúng ta có thể rút ra một số điều kiện để một quốc gia có thể ban hành Luật An tử như sau:

· Nhu cầu xã hội: số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu chữa xin được chết lớn. Trong giới bác sỹ tồn tại nhiều bức xúc, bất cập mà cách giải quyết tốt nhất là ban hành Luật An tử.

· Quốc gia đó có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh. Kỹ thuật lập pháp của nước đó đủ để có thể xây dựng luật ít bị lạm dụng nhất.

· Người dân nước đó có ý thức tôn trọng chặt chẽ những điều được quy định trong pháp luật.

· Tại thời điểm muốn ban hành Luật An tử không có quá nhiều người của quốc gia đó phản đối (điều này sẽ được thể hiện qua những cuộc thăm dò dư luận). ở những nước phương Đông, điều này càng quan trọng.

3. Nếu quyền được chết được ghi nhận trong hệ thống pháp luật

· Phải được ghi nhận là một quyền dân sự cơ bản trong các đạo Luật gốc (Luật Dân sự...) để quyền được chết được công nhận là quyền nhân thân chính thức về mặt khoa học pháp lý.

· Sau khi được ghi nhận trong các đạo Luật gốc thì quyền được chết phải được cụ thể hóa trong một Luật chuyên ngành như Luật An tử. Điều này rất cần thiết vì trong các đạo luật gốc, hầu như các vấn đề chỉ được quy định chung chung, không rõ ràng bằng 1, 2 điều Luật. Với một vấn đề khó, dễ bị lạm dụng như quyền được chết thì việc cụ thể hóa thành một Luật riêng càng có ý nghĩa quan trọng.

II. Phác thảo một số nội dung cơ bản của Luật an tử:

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đề cập đến vấn đề này. Sẽ có quan điểm cho rằng nói đến vấn đề này bây giờ là còn quá sớm, không cần thiết và không có tác dụng gì cả vì đa phần quan điểm chống lại an tử và Việt Nam cũng chưa thông qua. Nhưng lý do quan trọng để hầu hết mọi người chống lại an tử là: sợ nó sẽ bị lạm dụng vào những mục đích xấu. Do đó, để mọi người thay đổi quan niệm về vấn đề này và hiểu rõ hơn về an tử thì nên cho họ thấy được luật an tử sẽ quy định những vấn đề gì, quy định như thế nào. Có thể họ chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận, tìm hiểu về an tử nhưng cũng có thể họ sẽ tham gia đóng góp ý kiến cho nội dung của luật. Nhân dân tham gia vào việc xây dựng luật cũng là mong muốn của các nhà làm luật. Đây cũng là một bước để mọi người hiểu thêm về an tử. Hãy gạt vấn đề có ban hành hay không ban hành luật an tử sang một bên và nên tập trung cho câu hỏi: họ đã hiểu đến như thế nào về an tử.

Trên cơ sở tham khảo Luật của một số nước đã thông qua Luật An tử (Hà Lan, Bỉ, Bang Florida và Oregon của Mỹ...) và phân tích thực trạng của quyền được chết, người viết xin phác thảo một số nội dung cơ bản của Luật An tử như sau:

1. Giải thích cặn kẽ các khái niệm ban đầu:

Đây là phần không thể thiếu trong nội dung chính của bất kỳ luật nào. Đối với vấn đề quyền được chết, điều này càng quan trọng hơn bởi tính chất quan trọng và phức tạp của nó. Một số khái niệm mà Luật An tử nên giải thích như sau:

· Người đã thành niên (adult)

· Cái chết êm ả (an tử, euthanasia)

· Bệnh nhân (patient)

· Bác sỹ (doctor, physician)

· Bệnh nan y, vô phương cứu chữa

· Tình trạng giai đoạn cuối của bệnh (có 2 loại: thứ 1 là end-stage conditinon: tình trạng bệnh không thể thay đổi được, gây nên bởi những tại nạn hay do mắc bệnh, việc điều trị không mang lại kết quả gì; thứ 2 là terminal condition: tương tự như loại 1 nhưng nếu không chăm sóc điều trị sẽ hình thành nên cái chết)

· Các biện pháp kéo dài sự sống (life-prolonging procedures)

· Bác sỹ điều trị, bác sỹ thứ 2 (a second doctor) được hỏi ý kiến, hội đồng bác sỹ.

· Chúc thư y tế (living will): rằng khi người bệnh bước vào giai đoạn cuối không chữa trị được nữa thì có quyền được chết, chỉ định một người khác là đại diện nếu lúc đó người bệnh không còn biểu lộ ý chí được và người đại diện sẽ quyết định việc chăm sóc, chữa trị của bệnh nhân.

· Người giám hộ, người đại diện

· Người được ủy nhiệm bởi bệnh nhân (surrogate)

· Người được ủy quyền, được chỉ định (bởi các cơ quan có thẩm quyền: như Tòa án) (proxy)

· Người làm chứng cho chúc thư y tế (witness)

Trên đây chỉ là một số khái nịêm ban đầu có tính chất xây dựng. Quyền được chết còn liên quan đến nhiều khái niệm mà nhà làm luật cần lưu tâm.

2. Điều kiện của chủ thể thực hiện quyền được chết

Không phải có quyền được chết thì muốn “chết” là “được chết”. Đúng thế. Để thể hiện đúng bản chất của an tử, cá nhân đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:

· Là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên)

· Đang chịu nhiều đau đớn về thể chất và tinh thần hay đang sống trong trạng thái thực vật dai dẳng, kéo dài sau một tai nạn hoặc mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa.

· Tự nguyện đưa ra yêu cầu xin được chết, không chịu áp lực nào từ bên ngoài. Yêu cầu được lặp đi lặp lại nhiều lần.

· Có chúc thư y tế (nếu bệnh nhân lúc lập chúc thư chưa bước vào giai đoạn cuối của bệnh tật). Xem phụ lục mẫu chúc thư y tế của bang Florida, Mỹ ở cuối công trình (trang 48)

· Không có vấn đề nào về tâm thần khi đưa ra quyết định xin được chết (lúc xin chết tại thời điểm ở giai đoạn cuối) hay lập chúc thư y tế (khi chưa bước vào giai đoạn cuối).

Bệnh nhân có quyền thay đổi quyết định bất cứ lúc nào. Như vậy, chúng ta đã loại trừ các dạng bệnh nhân khác như: tâm thần, người già neo đơn không nơi nương tựa bị bệnh tật, người thiểu năng trí tuệ... và chỉ cho phép các bệnh nhân thỏa mãn điều kiện ở trên có quyền xin được chết. Hà Lan còn quy định an tử đối với trẻ em: bệnh nhân từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi cần có ý kiến của gia đình, từ đủ 16 tuổi trở lên thì ý kiến gia đình là không cần thiết. Nhưng theo chủ quan của tác giả, đây là đối tượng có khả năng bị lạm dụng vào mục đích xấu nhiều nhất. Những hủ tục trọng nam khinh nữ hay những xô đẩy của cuộc sống sẽ góp phần làm cho luật bị đi chệch hướng. Nếu có quy định này phải giới hạn và quy định chặt chẽ. Thiết nghĩ, nếu có quy định an tử cho trẻ em thì phải có ý kiến của gia đình. Nếu gia đình không đồng ý thì không thể thực hiện an tử đối với trẻ em.

3. Những quy định đối với bác sỹ:

Những quy định đối với bác sỹ sẽ có liên quan đến các loại sau: bác sỹ chăm sóc, bác sỹ điều trị, bác sỹ tâm thần.

Theo khoản 2 điều 293, Bộ luật Dân sự Hà Lan[1] thì yêu cầu đối với bác sỹ khi thực hiện an tử là:

· Được thuyết phục rằng quyết định của bệnh nhân là tự nguyện, được xem xét một cách cẩn trọng và bền vững

· Được thuyết phục rằng sự đau khổ của bệnh nhân không giảm đi và không chịu đựng được

· Được thông báo khả năng tương lai của bệnh nhân: không tránh được cái chết

· Đã có kết luận cuối cùng là bệnh nhân không còn sự lựa chọn hợp lý nào khác

· Phải hỏi ý kiến của ít nhất 1 bác sỹ

· Phải thực hiện thủ tục theo một quy trình y khoa thích hợp, nghiêm ngặt

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản của bác sỹ khi thực hiện an tử. Quy định này sẽ còn thay đổi trong nhiều trường hợp khác nhau nữa mà luật cần quy định rõ ràng. Cũng cần quy định thêm: bác sỹ đó phải có chứng chỉ hành nghề, làm việc trong các bệnh viện. Cần thiết có một bác sỹ chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa, nhiều đau đớn kéo dài. Khi bệnh nhân chưa vào giai đoạn cuối mà lập chúc thư y tế thì phải có một bác sỹ tâm thần khám và xác nhận bệnh nhân đó không có vấn đề gì về tâm thần, không chịu sức ép nào từ bên ngoài, hoàn toàn tự nguyện. Tất cả những hoạt động này cần được lập thành văn bản, có người làm chứng và chữ ký của bác sỹ, bệnh nhân và những người liên quan khác.

Việc ra quyết định kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh nhân nên thông qua một Hội đồng bác sỹ để mang tính khách quan. Qua đó, kết luận sẽ chính xác và ít bị lợi dụng hơn. Bác sỹ có quyền từ chối thực hiện an tử cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sỹ cần thông báo đầy đủ tình trạng và những thông tin mới về phương pháp chữa trị cho bệnh nhân. Tại Bỉ, quốc gia này còn quy định luật “cứu bệnh nhân liệt giường”, có chính sách hỗ trợ bệnh nhân không có khả năng kinh tế và bác sỹ có trách nhiệm thông báo cho người bệnh biết quy định này.

4. Quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh

Cơ sở khám chữa bệnh ở đây chỉ nên khoanh vùng ở các bệnh viện. Còn các trạm xá, trung tâm y tế với quy mô nhỏ thì không có đủ các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tốt các yêu cầu của an tử.

Bệnh viện có quyền từ chối yêu cầu được an tử của bệnh nhân. Nếu bệnh viện đồng ý yêu cầu của bệnh nhân thì phải thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt do luật định. Bệnh viện cần có biện pháp đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân trong khả năng có thể và phối hợp tốt với gia đình bệnh nhân. Các bác sỹ của bệnh viện phải có thẻ hành nghề. Hội đồng bác sỹ do bệnh viện lập ra và chịu trách nhiệm về hội đồng này.

5. Quy định đối với chúc thư y tế

Chúc thư tế được lập khi bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa bước vào giai đoạn cuối, chưa chịu nhiều đau đớn. Trong chúc thư:

· Bệnh nhân phải nêu rõ những yêu cầu và những quyết định của mình, chỉ định người được ủy nhiệm (nếu có) thay mình quyết định các vấn đề khi mất năng lực, ý chí. Người này phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và yêu cầu của bệnh nhân. Tất nhiên, người này phải đồng ý làm người được ủy nhiệm bằng cách ký tên vào chúc thư của bệnh nhân thì chúc thư mới có giá trị.

· Phải có chữ ký của bệnh nhân và 2 người làm chứng (những người này cũng phải đạt độ tuổi thành niên, không bị mất năng lực, ý chí). Bản chúc thư được lập thêm 4 bản nữa: 1 bản giao cho bệnh viện, 1 bản giao cho bác sỹ điều trị của bệnh nhân, 1 bản giao cho gia đình bệnh nhân, 2 bản còn lại giao cho 2 người làm chứng. Tất cả các bản sao phải được công chứng.

Tại Mỹ, theo quy định của Bang Florida thì chúc thư chỉ có hiệu lực trong vòng 1 tháng. Còn Bang Oregon, chúc thư có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Chúc thư chỉ được thực hiện khi tại thời điểm đó vẫn còn hiệu lực và:

· Bệnh nhân đó bước vào giai đoạn cuối, bệnh tình được kết luận là vô phương cứu chữa hay chịu nhiều đau đớn

· Người được ủy nhiệm còn có đầy đủ ý chí, năng lực đề nghị yêu cầu an tử cho bệnh nhân đó (khi thấy thực tế đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu ra trong chúc thư)

6. Quy định đối với người được ủy nhiệm, được ủy quyền

Người được ủy nhiệm là người đã thành niên có đầy đủ năng lực được bệnh nhân chỉ định trong chúc thư y tế. Người này có quyền quyết định việc chăm sóc, chữa trị của bệnh nhân khi bệnh nhân đã ở trong giai đoạn cuối và không thể biểu hiện ý chí của mình. Trường hợp này, chỉ có người được ủy nhiệm quyết định việc đề nghị bệnh nhân được “an tử” lúc nào khi bệnh nhân đã thỏa mãn các yêu cầu nêu trong chúc thư; có quyền đề nghị kiểm tra lại tình trạng của bệnh nhân có thỏa mãn các điều kiện của an tử hay không khi thấy có điều sai trái. Người được ủy nhiệm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu được bệnh nhân ghi trong chúc thư y tế trước đó. Nếu bệnh nhân tại thời điểm đó có thể biểu hiện ý chí thì quyền quyết định hoàn toàn ở bệnh nhân, người được ủy nhiệm không có quyền hạn gì. Điều này phải ghi rõ trong chúc thư.

Người được chỉ định, được ủy quyền là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực, không được bệnh nhân chỉ định trong chúc thư y tế. Có 2 trường hợp để chỉ định người được ủy quyền: người được ủy nhiệm trong chúc thư đến thời điểm đó bị mất năng lực, ý chí hoặc trong chúc thư không chỉ định một ai làm người ủy nhiệm. Khi đến thời điểm nhất định, bệnh nhân vào giai đoạn cuối, không biểu hiện được ý chí thì Tòa án sẽ chỉ định một người hay vài người quyết định việc chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân. Người này có thể là bác sỹ điều trị, người thân, bạn bè thân thiết của bệnh nhân đó...

Tuy những người này đều có quyền quyết định việc chăm sóc, chữa trị của bệnh nhân nhưng phải tuân theo nội dung của chúc thư, quy định của bệnh viện và các quy định của pháp luật



7. Quy định khi bệnh nhân không có chúc thư y tế

Vấn đề này khá phức tạp và khó có thể quy định một cách chặt chẽ nên có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:

7.1 Đến giai đoạn cuối mới xin được chết

Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối, chịu nhiều đau đớn, kéo dài, các biện pháp đều vô ích mới có ý định xin được chết (nghĩa là còn biểu hiện được ý chí). Trước đó họ không có chúc thư y tế, nghĩa là cũng không có người được ủy nhiệm. Trường hợp này họ có thể ký vào đơn yêu cầu theo mẫu của bệnh viện dưới sự giám sát của bác sỹ và người làm chứng để xin được chết. Bác sỹ phải đưa ra được bằng chứng bệnh nhân đã yêu cầu nhiều lần, được lặp đi lặp lại một cách tự nguyện, không bị sức ép nào từ bên ngoài. Cần thẩm định chữ ký đó là chữ ký thật của bệnh nhân. Tất cả các quy trình khác đối với trường hợp này cũng phải theo những quy định của người có chúc thư y tế như: việc lập hội đồng bác sỹ, quy trình thực hiện an tử...

7.2 Bệnh nhân đang ở trong tình trạng mất ý thức kéo dài, bị chết não (sống thực vật), gia đình yêu cầu thực hiện an tử đối với bệnh nhân

Đây là an tử không tự nguyện và là một khía cạnh khó, thậm chí bị chống đối nhiều nhất vì dễ bị lạm dụng nhất. Có nên chấp nhận an tử không tự nguyện hay không cần phải cân nhắc kỹ. Cũng cần phân biệt nó với trường hợp hiện nay: gia đình bệnh nhân không còn khả năng kinh tế và bệnh nhân vô phương cứu chữa (cũng có thể là vẫn còn cách chữa nhưng lại không có khả năng kinh tế) nên xin cho bệnh nhân về để chờ chết hay tìm cách chữa trị khác ở chỗ: an tử không tự nguyện gồm các cách thức đưa bệnh nhân ra đi sớm hơn so với tự nhiên (rút ống dẫn dinh dưỡng, oxy hay tiêm thuốc...).

Theo quan điểm riêng của tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể quy định an tử không tự nguyện. Nếu gia đình bệnh nhân:

· “xác nhận rõ ràng có bằng chứng thuyết phục về mong muốn thực tế của người bệnh, hoặc đó là mong muốn rõ ràng của người bệnh xét trong mọi mối quan hệ của người bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và việc chẩn đoán, tiên lượng bệnh. Bằng chứng chuẩn, rõ ràng, thuyết phục là tất cả ranh giới giữa người bệnh và một cái chết sai lầm”[2]

· Không còn khả năng kinh tế để tiếp tục việc điều trị cho bệnh nhân

thì có thể yêu cầu an tử đối với bệnh nhân hay làm như cách thức hiện nay nhẹ nhàng hơn là xin về nhà. Nếu sự chứng minh là không đủ thì người bệnh có quyền tiếp tục được nhận thức ăn và nước uống.

Trong nhiều trường hợp sẽ là hợp đạo lý và hợp pháp, về mặt lý thuyết, khi ngừng cung cấp dinh dưỡng nhân tạo và khí thở cho bệnh nhân đã sống ở trạng thái thực vật liên tục, thường xuyên, kéo dài. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự hợp lý, hợp pháp khi một hay những người được ủy quyền quyết định việc chữa trị cho người bệnh có bằng chứng hết sức rõ ràng, mạnh mẽ rằng họ đã bảo vệ cuộc sống của người bệnh, tôn trọng ý chí và quyền tự quyết của người bệnh[3]



8. Một số yêu cầu khác

Bên cạnh các vấn đề đã nêu ở trên, Luật An tử yêu cầu những quy định khác như:

· Nêu rõ ràng, cụ thể các dạng bệnh nhân xin được chết và các cách thức thực hiện an tử như đã trình bày ở chương I ở phần đầu của Luật An tử.

· Xây dựng quy trình xin được chết và thực hiện an tử phù hợp với những nội dung của Luật An tử. Quy định một cách nghiêm ngặt quy trình đối với từng trường hợp. Đây là một vấn đề rất quan trọng.

· Quy định thêm các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, các cá nhân vi phạm các quy định của luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tất nhiên Luật Hình sự cũng phải thay đổi, bổ sung thêm các tội liên quan đến Luật An tử của các cá nhân).

· Xác định rõ thẩm quyền của các cá nhân, tổ chức trong quyền được chết. Từ đó có sở pháp lý chắc chắn khi giải quyết các vụ việc phát sinh.

III. Một số kiến nghị trong quá trình tiếp cận với vấn đề quyền được chết và xây dựng Luật An tử ở Việt Nam

1. Để quyền được chết không còn quá mới mẻ

ở Việt Nam, cần xác định quyền được chết là còn quá mới mẻ để từ đó có những biện pháp làm cho người dân tiếp cận, hiểu rõ bản chất quyền được chết bằng những hành động cụ thể. Phải tôn trọng truyền thống phương Đông và dần dần làm cho nó chấp nhận an tử bằng những cách thức khác nhau.

Như đã phân tích ở các chương trên, quyền được chết không chỉ thuộc lĩnh vực y khoa mà còn liên quan đến chính trị, xã hội, tôn giáo... Nếu giải quyết không tốt hay hành động vượt ra khỏi khuôn khổ cho phép thì xã hội sẽ bất ổn. Truyền thống á Đông không chấp nhận an tử ngay nhưng phải được tiếp cận dần dần. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ bản chất của an tử, còn việc thông qua hay ban hành lại phụ thuộc nhiều vấn đề không đơn giản. Một số ý kiến đưa ra sau đây để góp phần làm cho quyền được chết không còn quá mới mẻ ở Việt Nam:

1.1 Thông qua sách, báo chí, truyền thông... nên có những bài viết tìm hiểu về an tử cũng như tình hình ở Việt Nam.

Nên đi sâu vào việc phản ánh thực trạng của quyền được chết hiện nay trên thế giới; phân tích những mục đích tốt đẹp, bản chất của quyền được chết. Bên cạnh đó, cần làm rõ những điều kiện để có thể ban hành Luật An tử, đặc biệt là những quốc gia phương Đông như Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho mọi người tiếp cận dần với quyền được chết, họ sẽ tìm hiểu về nó nhiều hơn. Do đó, quyền được chết sẽ không còn quá xa lạ .

1.2 Thống kê tình hình số lượng bệnh nhân đang mắc bệnh giai đoạn cuối, xin được chết.

Bộ y tế nên quy định các bệnh viện phải thực hiện việc thống kê này. Có thể việc thống kê sẽ gặp khó khăn bởi nhiều bệnh nhân chuyển từ nơi này sang nơi khác,... nhưng những số liệu có được sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình nhu cầu trong xã hội có cơ sở và thuyết phục hơn.

1.3 Tổ chức các cuộc thăm dò lấy ý kiến nhân dân.

Phạm vi thăm dò cần theo diện rộng và trên nhiều thành phần xã hội để ý kiến được khách quan, toàn diện. Có nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đan Mạch... không chấp nhận và không thông qua an tử nhưng theo kết quả thăm dò thì phần lớn nhân dân lại ủng hộ an tử. Chúng ta nên học tập điều này. Các cuộc thăm dò sẽ có 2 mục đích:

· Làm cho mọi người biết đến an tử, tiếp cận với nó

· Biết được nhu cầu cũng như tình hình quan điểm của quần chúng nhân dân

Vai trò của những cuộc thăm dò này rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp nếu không tổ chức thăm dò sẽ dẫn đến tốn công sức và không hiệu quả trong xây dựng luật. Một ví dụ đơn giản: Quyền được chết đã được đề nghị đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI nhưng không có sự chuẩn bị chu đáo nên không được thông qua cũng là điều dễ hiểu. Sự không chuẩn bị ở đây phải hiểu là chưa có những cuộc thăm dò trong dân chúng. Các quốc gia trên thế giới bao giờ cũng thực hiện những công tác chính trị như thế nên họ có thể đánh giá được tình hình và vạch ra kế hoạch khi nào đưa ra dự thảo và như thế nào cho phù hợp. Tất nhiên, những cuộc thăm dò chỉ mang tính chất tham khảo chứ không có giá trị bắt buộc. Nhưng giá trị và ý nghĩa của nó rất lớn nên các nhà làm luật không thể không quan tâm đến vấn đề này. Luật phải phù hợp với thực tế, với nguyện vọng của nhân dân thì mới mong đi vào cuộc sống được.

Một vấn đề được đặt ra: nếu trong thực tế thực sự số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối “xin được chết” có nhiều, cần thiết phải ban hành Luật An tử nhưng trong nhân dân vẫn phản đối nhiều thì chính quyền sẽ giải quyết như thế nào? Thời điểm này chính là lúc các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phát huy được hiệu quả phần nào. Nếu nhà làm luật đưa ra được một dự thảo luật hợp lý và có khả năng thực thi cao thì sẽ góp phần thay đổi quan niệm của mọi người. Bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là những phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nếu người dân được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo thì chính bản thân họ đang góp phần làm cho Luật An tử hạn chế bị lạm dụng. Giải quyết được mối quan hệ giữa luật pháp và xã hội là con đường tốt nhất cho một đạo luật ra đời, tồn tại.

Quan niệm truyền thống cần có thời gian để thích nghi với cái mới. Cụ thể ở Việt Nam, quyền được chết là vấn đề còn quá sớm. Những cách thức và biện pháp đã đặt ra tuy chỉ để mọi người tiếp cận và hiểu rõ bản chất của an tử nhưng lại có giá trị to lớn. Điều này rất quan trọng bởi trong tình hình hiện tại, thay đổi ngay quan niệm truyền thống là điều không thể. Mọi vấn đề cần có thời gian và theo những bước tiến nhất định. Có thể vạch ra 2 bước quan trọng sau đây:

· Người dân hiểu được quyền được chết là gì, bản chất của an tử và tình hình hiện nay trên thế giới hiện nay như thế nào.

· Truyền thống á Đông chấp nhận an tử theo những điều kiện nhất định.

Những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự, đặc biệt là quyền nhân thân của con người thì nên đi theo hướng như thế để luật hợp lý và có tính thực tế cao. Chính trị, xã hội và phong tục tập quán có mối quan hệ rất chặt chẽ với luật pháp. Nếu mối quan hệ này không tốt thì luật pháp không đi được vào cuộc sống và tất nhiên, xã hội sẽ bất ổn.

2. Một số kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật An tử

* Tham khảo ý kiến của nhân dân. Nếu thực sự nhu cầu của xã hội chưa cao và còn nhiều quan điểm phản đối thì không nên ban hành Luật An tử

* Chuẩn bị kỹ những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng luật an tử (nâng cao kỹ thuật lập pháp, mời các chuyên gia nước ngoài giúp đỡ...)

* Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đã hợp pháp hóa an tử để tìm ra những quy định phù hợp với quốc gia của mình

* Có thể ban đầu chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự hỗ trợ của bác sỹ để mọi người có thời gian quen dần, tìm hiểu. Sau đó mới đặt vấn đề hợp pháp hóa thành Luật An tử (Hà Lan là một ví dụ)

* Luật An tử chỉ nên được cho phép ở bệnh viện, được thực hiện bởi các bác sỹ có chứng chỉ hành nghề

* Thay đổi các luật khác cho phù hợp với quy định của an tử, đặc biệt là Luật Hình sự cần quy định thêm các tội danh vi phạm Luật An tử.

* Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An tử nên ban hành song song với thời điểm Luật An tử có hiệu lực để tránh những hiểu lầm, áp dụng sai không đáng có.

Hiện nay, Việt Nam chưa chấp nhận quyền được chết cũng như chưa xây dựng Luật An tử nên những phần trên, đặc biệt là phần những nội dung cơ bản của Luật An tử người viết chỉ nhấn vào những vấn đề quan trọng. Việc quy định cụ thể như thế nào xin dành cho những nhà làm luật trong tương lai khi xây dựng Luật An tử. Người viết là sinh viên luật năm thứ 2 và cũng nhận thấy nếu đi sâu quá vào những quy định của Luật An tử hiện tại là thực sự chưa phù hợp. Chỉ mong muốn được đóng góp ý kiến của mình chứ không có tham vọng được thực hiện và thực tế người viết cũng chưa có cơ hội để tham gia làm luật, ban hành luật. Mục đích của công trình khi đề cập đến những nội dung cơ bản của Luật An tử là để cho mọi người hiểu thêm về quyền được chết, góp phần thay đổi những quan niệm lo sợ luật sẽ bị lợi dụng. Nếu như một vấn đề mà biết chắc sẽ không được chấp nhận ở thời điểm hiện tại thì nên tìm hiểu thêm về nó, tiếp cận dần dần thì hơn. “Quen” bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn là “mới, lạ, bất ngờ”. Truyền thống phương Đông sẽ chấp nhận an tử, chắc chắn là như thế. Hãy hy vọng và chờ câu trả lời ở phía trước.

---------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN







Nhìn chung, khi đề cập đến vấn đề quyền được chết chúng ta cần thận trọng xem xét và đánh giá từ nhiều góc cạnh. Cuộc sống bao giờ cũng có những bề sâu, chìm lấp trong mớ hỗn độn mà ta không thể ngờ tới. An tử tuy không phải là vấn đề thời đại hiện nay nhưng là một vấn đề khó. Khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận.

Công trình đã xây dựng được khái niệm quyền được chết và thu được những kết quả nhất định cho mục đích tìm hiểu về quyền được chết. Chúng ta đã biết được tình hình quy định an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam được đánh giá là còn chưa phù hợp, còn quá sớm. Bên cạnh đó, công trình cũng đưa ra được xu hướng đối với truyền thống phương Đông là chỉ nên tiếp cận dần quyền được chết để chấp nhận chứ không để thay đổi quan niệm. Đến thời điểm người ta vẫn tôn trọng sự sống đồng thời chấp nhận an tử thì quyền được chết mới hòa hợp với thực tại, phát huy được bản chất của mình. Trong tương lai, nếu xây dựng Luật An tử, người viết tin chắc rằng công trình này sẽ có giá trị về mặt thực tế hơn nữa bởi nó cũng chứa đựng những vấn đề cơ bản của Luật An tử. Đó là triển vọng của công trình.

Dưới góc nhìn và khả năng của một sinh viên Luật năm thứ 2, tác giả quan niệm: tìm hiểu một vấn đề không chỉ đơn giản là nêu thực trạng của vấn đề đó mà còn phải thể hiện được quan điểm của mình trên cơ sở các luận điểm khác nhau để đánh giá một cách đúng đắn. Nghiên cứu Quyền được chết nên như thế và phải như thế./.

--------------------------------------------------------------------------------





TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, NXB. Chính trị quốc gia năm 2006.
  2. Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, NXB. Chính trị quốc gia năm 2006.
  3. Công ước nhân quyền Châu Âu.
  4. Giáo trình Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân năm 2000.
  5. Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Việt Nam năm 2006.
  6. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam ngày 29/11/2006.
  7. A Comparative case study euthanasia, Stephen Hicks, Workshop “How to teach Comparative Law”, Ha Noi, 21-23/04/2006, page 11, 12.
  8. Dutch Civil Code .
  9. Euthanasia: Comparasion between the UK& the Nertherlands, Britton A, AKveld H.
  10. The 2006 Florida statutes, Civil rights, chapter XLIV.
  11. The Oregon death with dignity act Oregon revised statutes, 2006

12. Các trang web :

Vbqppl.moj.gov.vn

Tuoitre.com.vn ngày 24/11/2004

Vnexpress.net các ngày: 11/04/2001, 01/09/2001, 16/05/2002, 24/12/2002, 22/03/2005

13. Các trang web: bbc.co.uk; euthanasia.com; westlaw.com

---------***---------

PHỤ LỤC

Mẫu Chúc Thư Y tế của bang Florida, Mỹ năm 2006[4]

Lời tuyên bố này vào ngày...tháng...năm...; tôi..( tên)......, với tất cả ý chí và sự tự nguyện thể hiện mong muốn của tôi về cái chết nếu tại thời điểm nào tôi mất khả năng và trong các hoàn cảnh

__(chọn X)_______Tôi ở thời kỳ cuối của bệnh

Hoặc__(chọn X)___Tôi ở trong tình trạng vô phương cứu chữa

Hoặc__(chọn X)___Tôi ở trong tình trạng sống thực vật

Và nếu bác sỹ điều trị hay chăm sóc của tôi và bác sỹ thứ hai được hỏi ý kiến có quyết định rằng không có loại thuốc nào có thể phục hồi sức khỏe cho những trường hợp như trên; tôi muốn rằng những biện pháp kéo dài sự sống được từ chối hay hủy bỏ khi đơn yêu cầu những thủ tục chỉ phục vụ để kéo dài sự sống nhân tạo trong quá trình của cái chết, và tôi được phép chết tự nhiên chỉ với sự quản lý của việc chữa bệnh bằng thuốc hay việc thực hiện bất kỳ loại thuốc nào cho rằng để làm cho tôi có sự chăm sóc nhẹ nhàng hay làm dịu đi sự đau đớn.

Đây là quyết định của tôi, rằng lời tuyên bố được tôn trọng bởi gia đình và bác sỹ như sự thể hiện cuối cùng quyền cơ bản của tôi từ chối thuốc hay sự điều trị bằng phẫu thuật và chấp nhận hậu quả từ sự từ chối đó.

Trong trường hợp tôi không thể biểu lộ ý chí và không được tôn trọng quyết định từ chối, từ bỏ hay tiếp tục những biện pháp kéo dài sự sống, tôi mong muốn được chỉ định người được ủy nhiệm của tôi để thực hiện những điều khoản của bản tuyên bố này:

Tên:__________________________________________________________Địa chỉ:_______________________________________________________

Điện thoại:_________________________

Tôi hiểu đầy đủ tầm quan trọng của bản tuyên bố này và tôi có đủ năng lực tinh thần và ý chí để lập bản tuyên bố này.

Những hướng dẫn thêm (không bắt buộc phải điền):

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

_______(Ký tên)_______

______Người làm chứng thứ nhất______

____Địa chỉ____

____Điện thoại____

______Người làm chứng thứ hai______

___Địa chỉ ___

___Điện thoại___

-------------------The end------------------