Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008

Entry for August 30, 2008

Dạo này ngoan lắm nhé.

Đi học buổi sáng đến 12h trưa. Về nấu cơm, rửa bát. Chiều ngủ đến 17h. Sau đó đi chợ, ăn cơm và rửa bát, giặt giũ. Nghỉ một tí rồi 21h lên giường ngủ

Thế đấy. Ngoan lắm nhé.

Tình hình học tập năm cuối nói chung là rất an nhàn đến chán nản. Cũng phải thôi, tinh thần chung là ăn chơi cho khỏi tiếc nuối đời sinh viên mà. Lại phải ì ạch học tín chỉ cái môn Luật Tài chính chết tiệt.

Đấy. Lần thứ 3 trong tháng dịch bài sai rồi đấy. Có mỗi một từ sai mà làm sai sạch cả đoạn, hic. BUồn ngủ quá nên mắt nhắm mắt mở nhìn e thành i. Mrs Đ cứ gầm rú cả lên.

Đang rất phân vân. Năm cuối rồi đấy nhé! Lo lắm ý!

Với yêu thương: yêu yêu lắm nhé!

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Entry for August 27, 2008

Chả biết bạn TN có nhớ không nữa, nhưng tớ thì nhớ như in như thế đấy nhé, nhắc lại kẻo có người quên. Nói thế thôi chứ nhiều khi, có lẽ với tớ cũng chả có khái niệm thời gian nữa. Cứ để nó trôi đi và tự thân chúng ta cũng mong mỏi rằng mọi điều sẽ kéo dài thật dài, không bao giờ chấm dứt, nhất là tình bạn. Có khi cứ ngồi mà đếm, ngồi mà tính ngày thì đôi khi lại thể hiện một sự lo lắng nào đó, không lặng yên, không bình thản chút nào. Bởi thế, từ hôm nay tớ chả đếm nữa, cứ đợi nó tròn năm hẵng nhớ, nhể?!!!

Có lần bạn bảo với tớ là tớ với … và bạn Zi là được đặc cách lắm đấy nhỉ. Cũng phải thôi. Một thế giới gần như bí ẩn mà có cơ một số “tội phạm” (nói cho oai chứ thực ra có vài mống) được lọt vào mà tung hoành và khuấy động tinh thần cho nhau thì coi là đặc cách cũng không quá đâu. Dưng mà nói đi thì cũng phải nói lại nhé bạn TN. Có lẽ bạn cũng biết cái vế ngược lại của mệnh đề ở trên rồi đấy nhỉ. Không đặc cách làm người đặc biệt thì tớ chả ngồi đây mà viết cái entry này cho bạn đâu; không thực sự thấy đặc biệt thì cái hôm bạn gửi cuốn sách Tư pháp quốc tế ra HN thì tớ đã không cố giữ lại cái phong bì chuyển phát nhanh (dù đó là cuốn sách tớ mua hộ bạn tớ - cho nên tớ mới giảy nảy lên khi nghe bạn nói là viết đề tặng vào đó, và cho dù địa chỉ trên đó cùng tên của sender chả có cái j là thuộc về cậu cả) và cái tờ giấy nhớ màu da cam; rồi cái lần mua cuốn Từ điển í. Lần í thật khổ sở cho bạn TN nhỉ. Bao nhiều lần hụt rồi cũng có ngày mang nó về trót lọt trong một ngày mưa tầm tã, rồi lại abc cuốn sách của tớ nữa chứ, hờ hờ…Thế rồi cái hôm nhận được cuốn sách, nghe giang hồ đồn đại là cũng có một thứ mà người ta hay gọi là “letter”. Và rồi tớ hì hục xé toạc cái lớp giấy bên ngoài, tìm đi tìm lại, tìm một cách rất nhẹ nhàng (khổ, cuốn từ điển đắt quá nên phải nhẹ nhàng kẻo rách giấy, hờ hờ) nhưng rốt cục chả thấy đâu cả. Cũng do nó dày quá cơ. Thế rồi lại lân la sang tìm cả bên cái tờ giấy gói, chả thấy dòng chữ gì xấc, chỉ thấy mỗi nào là “Điều 5 Luật HN GĐ; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…” rồi là “ôi, hôm nay trời nắng đẹp nhờ”, rồi lại…he he. Nhưng cuối cùng cũng tìm thấy mảnh giấy í ở cuốn từ điển, ở cái trang mà sau này tớ mới được cậu bật mí. Gớm, khéo quá cơ. Người ta không quên đâu mà cứ lo hão, nhắc đi nhắc lại, hie hie. Thế đấy, nếu không đặc biệt, đặc cách thì tớ chả dành time mà làm những việc ấy.

Đến bây giờ tớ vẫn giữ những tờ giấy í ở một nơi thật bình yên đấy nhé.

Hình như bạn TN vẫn chưa quên được “vụ án mờ ám, cố ý che giấu hành vi” và cố tình hối lộ “người thi hành công vụ” bằng…hôn hít đúng không? Há há, chả có ai đánh thuế Flirt và công nhận nó là hối lộ cả đâu. Đừng cố công tìm kiếm nữa vì thực ra là không ai, không có ai và không thể đâu. Khà khà.

Nếu có sang trường đi thi lại (mô phật) thì nhớ ghé sang chỗ văn thư nhé, có bất ngờ đấy. Thế mới biết là tớ phục tài tìm kiếm và điều tra thông tin của tớ đến mức nào, hie hie.

Đôi lúc, tớ không biết nên hiểu khái niệm “tình bạn” như thế nào cả. Tớ chỉ hạnh phúc vì được có những người bạn mà tớ cảm nhận thực sự là bạn mà thôi. Đơn giản là tâm hồn ai cũng có những khe hở, những ai là bạn sẽ lấp đầy những kẻ hở đó và mang đến cho tớ niềm vui cùng những sẻ chia!

Sinh nhật zui zẻ!

P/S: Tự nhiên lại muốn quay về hồi Tết năm rồi bạn TN ạ. Hồi đó có lẽ vui hơn bây giờ vì còn có sự hiện diện của một ai đó nữa; và hình như lúc đó chúng ta chia sẻ với nhau nhiều điều hơn bây giờ. Nó không thể quay trở lại được nữa. Đơn giản vì nó là “thuở ban đầu”.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2008

[4]...Entry for August 24, 2008

Baby life was good to me. But you just made it better. I love the way you stand by me. Throught any kind of weather. I ont wanna run away. Just wanna make your day. When you fell the world is on your shoulders. Dont wanna make it worse. Just wanna make us work. Baby tell me i will do whatever

[Chorus] It feels like nobody ever knew me until you knew me. Feels like nobody ever loved me until you loved me. Feels like nobody ever touched me until you touched me. Baby nobody, nobody,until you. Baby it just took one.

until you - Shayne ward

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008

Entry for August 22, 2008

Đã quay trở lại.

Mọi thứ đều đã quay trở lại.

Hướng về tương lai. Sẽ có ngày quay trở lại huy hoàng!

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

BTĐX!




This girl Helga, she kills me. She reads just about everything I bring into the house, and a lot of crumby stuff besides. She's crazy about kids. I mean stories about kids. But Hel, she says there's hardly a writer alive can write about children. Only these English guys Richard Hughes and Walter de la Mare, she says. The rest is all corny. It depresses her. That's another thing. She can sniff a corny guy or a phony book quick as a dog smells a rat. This phoniness, it gives old Hel a pain if you want to know the truth. That's why she came hollering to me one day, her hair falling over her face and all, and said I had to read some damn story in The New Yorker. Who's the author? I said. Salinger, She told me, J. D. Salinger. Who's he? I asked. How should I know, she said, just you read it.

"For Esme--with Love and Squalor" was this story's crumby title. But boy, was that a story. About a G. I. or something and a couple of English kids in the last war. Hel, I said when I was through, just you wait till this guy writes a novel. Novel, my elbow, she said. This Salinger, he won't write no crumby novel. He's a short story guy.--Girls, they kill me. They really do.

But I was right, if you want to know the truth. You should've seen old Hel hit the ceiling when I told her this Salinger, he has not only written a novel, it's a Book-of-the-Month Club selection, too. For crying out loud, she said, what's it about? About this Holden Caulfield, I told her, about the time he ran away to New York from this Pencey Prep School in Agerstown, Pa. Why'd he run away, asked old Hel. Because it was a terrible school, I told her, no matter how you looked at it. And there were no girls. What, said old Hel. Well, only this old Selma Thumer, I said, the headmaster's daughter. But this Holden, he liked her because "she didn't give you a lot of horse-manure about what a great guy her father was."

Then Hel asked what this Holden's father was like, so I told her if she wanted to know the truth Holden didn't want to go into all that David Copperfield-kind of business. It bored him and anyway his "parents would have [had] about two hemorrhages apiece if [he] told anything personal about them." You see, this Holden, I said, he just can't find anybody decent in the lousy world and he's in some sort of crumby Californian home full of psychiatrists.

That damn near killed Hel. Psychiatrists, she howled. That's right, I said, this one psychiatrist guy keeps asking Holden if he's going to apply himself when he goes back to school. (He's already been kicked out of about six.) And Holden, he says how the hell does he know. "I think I am," he says, "but how do I know. I swear it's a stupid question."

That's the way it sounds to me, Hel said, and away she went with this crazy book. "The Catcher in the Rye." What did I tell ya, she said next day. This Salinger, he's a short story guy. And he knows how to write about kids. This book though, it's too long. Gets kind of monotonous. And he should've cut out a lot about these jerks and all at that crumby school. They depress me. They really do. Salinger, he's best with real children. I mean young ones like old Phoebe, his kid sister. She's a personality. Holden and little old Phoeb, Hel said, they kill me. This last part about her and Holden and this Mr. Antolini, the only guy Holden ever thought he could trust, who ever took any interest in him, and who turned out queer--that's terrific. I swear it is.

You needn't swear, He, I said. Know what? This Holden, he's just like you. He finds the whole world's full of people say one thing and mean another and he doesn't like it; and he hates movies and phony slobs and snobs and crumby books and war. Boy, how he hates war. Just like you, Hel, I said. But old Hel, she was already reading this crazy "Catcher" book all over again. That's always a good sign with Hel.

Mr. Stern is the author of "The Man Who Was Loved,"

(nguồn: New York Times - 1951)

Rất nhiều bạn đọc Việt Nam đã từng biết tới Bắt trẻ đồng xanh của tác giả J.D Salinger. Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1951, sức ảnh hưởng của cuốn sách thậm chí còn lớn hơn là một hiện tượng văn học. Cho dù đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Salinger và từ năm 1965 tới nay, ông không còn xuất bản một tác phẩm nào khác nhưng tên tuổi của ông chưa bao giờ phai mờ trong lòng người đọc. Nếu cần chỉ tên ra vài cuốn sách có thể nói lên tất cả những xúc cảm, những suy nghĩ của tuổi trẻ mọi thời đại thì Bắt trẻ đồng xanh sẽ là một trong những cuốn đó.

'Khóc trong mưa bụi' - Dư Hoa




Nhớ khoác một chiếc áo mưa, nếu không, bạn sẽ ướt đẫm vì nước mắt khi đọc cuốn tiểu thuyết buồn thảm của nhà văn Dư Hoa. Tác phẩm in dài kỳ trên một tạp chí ở Thượng Hải từ năm 1991 và vừa được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề "Cries in the Drizzle".

Trong áng văn u uẩn này, người đọc sẽ được chứng kiến nhiều cảnh nước mắt rơi: một bé gái khóc sưng cả mắt khi bị hòn tuyết lao vào người; một ông chồng trăng hoa rấm rứt bên mộ vợ; một nàng dâu mới gào la khi bị ông bố chồng quấy nhiễu. Và rùng rợn nhất, một đứa bé trai tru lên thảm khốc trong tuyệt vọng khi người mẹ yếu đuối của cậu bị một con chó dữ ăn thịt.

Là tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết, Dư Hoa nổi tiếng là nhà văn có lối viết lạnh lùng, tàn nhẫn. Nhân vật của ông thường chịu số phận khắc nghiệt hoặc gặp phải những tình cảnh khốc liệt. Dư Hoa không ngại ngần khai thác những nghịch cảnh éo le như: một đứa trẻ vị thành niên tìm cách hãm hiếp một bà già 70 để thử cảm giác; một đứa con dùng thi thể đã đông cứng của cha mình làm vũ khí đánh lại người khác; một kẻ say rượu thiệt mạng khi ngã vào hầm phân...

Cries in the Drizzle là câu chuyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo điểm nhìn của nhân vật chính Sun Guanglin - một cậu bé nhạy cảm và cô đơn luôn muốn tìm lại thời thơ ấu của chính mình. Cuốn sách, như những mảnh vỡ rời rạc, được nối kết vào nhau bằng hồi ức của nhân vật, từ cảnh đồng quê thơ mộng đến những cảnh rùng rợn khi một thanh niên dọa giết một con tin bằng dao mổ lợn.

Nhân vật chính bị bố mẹ đẩy ra khỏi nhà từ hồi 6 tuổi (Nhà văn không nói rõ, vì sao Guanglin bị bố mình ruồng bỏ). Bố nuôi của cậu là một quân nhân lực lưỡng vạm vỡ nhưng lại lấy phải một bà vợ ốm yếu quanh năm. Nhiều năm sau, khi bố nuôi tự sát, Guanglin quay lại tìm gia đình. Cuốn sách ngập nước mắt trở thành một bản cáo trạng chua xót đối với mẫu hình gia đình Khổng giáo.

Dư Hoa là một trong những tác giả quan trọng của nền văn học đương đại Trung Quốc. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được đón đọc rất nồng nhiệt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1998, cuốn tiểu thuyết Phải sống của nhà văn đoạt giải văn học Italy Premio Grinzane. Phải sống tiêu thụ được hơn 500.000 bản tại Trung Quốc và được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do Trương Nghệ Mưu đạo diễn.

Cries in the Drizzle là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Dư Hoa, ít được biết đến hơn so với Phải sống, Huynh đệChuyện Hứa Tam Quan bán máu.

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2008

Ngày cuối...

"Tháng 6 buồn vương nỗi nhớ trên môi
Tháng 7 mênh mang em ru tình nở muộn
Còn lại tinh khôi của một chiều nhạt nắng
Em gửi theo lá vàng, cùng tháng 8 sang ngang..."

Hôm nay là ngày hè cuối cùng của đời sinh viên!

Đã ở Hà Nội, đã về với mùa thu, về với những cơn mưa bất chợt sau những ngày hè oi ả…

Một mùa hè không bình yên, một mùa hè với những công việc không tên nhưng cũng đầy ý nghĩa.

Vẫn là những suy nghĩ lan man về công việc tương lai. Lại thêm có chuyện không vui nên ở lại nhà những ba tuần; chạy đi chạy lại, đôi lúc phải phóng xe như điên ngoài đường, đôi lúc phải đi sớm về khuya, đôi lúc phải ngủ trên những giọt nước mắt không đáng phải lăn, đôi lúc phải ép mình không nên nói ra những điều khó nhìn, khó chịu; đôi lúc phải đẩy cảm xúc lên tận cao trào khi nhìn thấy những điều mà nếu mình không ở nhà chắc sẽ không bao giờ biết, đôi lúc thấy mình như lạc lõng hơn, và cũng đôi lúc thấy mình như vô dụng, có những điều muốn nói mà như nghẹn lại, giữ trong cổ họng không bao giờ tuôn chảy và cũng đôi lúc thấy ngậm ngùi cho những điều mình chưa kịp làm, đôi lúc cũng buồn cho lớp cũ, buồn cho những kỷ niệm xưa giờ chỉ là ký ức, buồn cho những người bạn không tên không tuổi (bởi trong mình, họ đã chết từ lâu)… Ngày tháng trôi qua mau, con người ta rồi cũng thay đổi, cũng khác đi ít nhiều. Nhưng ở cái chốn đó thì không, không bao giờ thay đổi cả. Bao lâu rồi vẫn thế. Nó gây cho mình áp lực mỗi khi về với nơi mà đáng ra mình phải mong muốn được về nhất. Đôi lúc cũng muốn thay đổi hoàn cảnh lắm chứ, nhưng sự đời rất trớ trêu không bao giờ cho thực hiện mong muốn của mình cả. Cũng nhờ vào những khoảng thời gian như thế này mà mình mới biết được tóc mẹ đã bạc đến nhường nào, biết được những tâm tư sâu kín của ba. Cuộc đời là những sự trải dài của tâm tư ghé lại nơi tâm hồn con người trú ngụ, ban phát những gì gọi là tinh túy. Bây giờ, bỏ qua hết, chỉ lo cho mẹ mỗi khi trở trời, chỉ mong cho em An sẽ yên nghỉ nơi chin suối mà thôi! Yên lòng em nhé! Em thấy đấy, mọi người vẫn bên cạnh em, vẫn luôn nhớ về em. Hãy để những giọt nước mắt nơi trần thế trở thành những hạnh phúc của em nơi miền cực lạc…

Một chút liên quan đến những dự định trong hè. SNNN đã xong phần việc của sinh viên. Hội thảo khoa học cũng đã được tổ chức. Hy vọng đến giữa tháng tám sẽ hoàn thành xong cuốn sách. Tuy còn nhiều điều còn phải bàn về đề án này nhưng mình tin tưởng rằng ý nghĩa mà nó mang lại là rất lớn đối với xã hội. Còn với đề tài về Comparative Advertising mình đã dừng vô điều kiện. Cũng phải thôi, mất đi ba tuần thì không thể hoàn thành. Hẹn gặp nhé, khóa luận!

Cũng đã chính thức rời việc quản lý diễn đàn và chính thức chia tay với CLB LGT cùng Nội san. Chúc mọi người làm tốt nhé! Một vài năm không phải là nhiều nhưng cũng đủ để mình thể hiện tình cảm và sự tâm huyết với những gì mình tham gia, xây dựng và phát triển. Tình cảm vốn rất công minh mà, dừng lại ở đâu là ta biết được ngay tốt hay xấu. Cảm ơn diễn đàn, cảm ơn CLB đã cho tôi thật nhiều, thật nhiều những điều mà nếu không tham gia có lẽ tôi sẽ không bao giờ có được!

Ngày hè cuối cùng của đời sinh viên. Sẽ phải có những chia xa, sẽ phải có những buồn vui, sẽ phải có kẻ ở người đi, sẽ phải lên những kế hoạch cho tương lai, sẽ phải thấy mình còn quá nhỏ bé, sẽ phải thấy biết dừng đúng lúc công việc gì để tập trung cho những việc đáng làm và có ích cho tương lai hơn. Ngày mai sẽ bắt đầu cho một trận chiến mới – trận chiến của những sinh viên luật năm cuối.

Cờ đến tay ai người đó phất, anh em nhỉ!

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2008

Nữ sinh chuyên Văn đi Mỹ nghiên cứu về… sinh học




Rất tâm phục khẩu phục chị yêu của em J), và ngày càng thấy thú vị xung quanh những người bạn của anh Tờ rí. Chúc chị thành công nhé!

--------------------------------------------------------------------------------------------

Nữ sinh chuyên Văn đi Mỹ nghiên cứu về… sinh học

TP- Tốt nghiệp đại học tháng 6/2008 ngành Công nghệ sinh học, hôm qua, 3/8, nguyên nữ sinh chuyên văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, Trần Thị Minh Đức đã lên đường đi Mỹ, làm nghiên cứu sinh ngành công nghệ sinh học.

Trần Thị Minh Đức

Học chuyên Văn nhưng thi đại học khối B

Bố của Đức vốn là giáo viên dạy Văn. Vì thế, Đức biết yêu văn chương từ tấm bé. Ở trường, Đức sớm được các thầy cô giáo biết đến như một cô học trò có tố chất học giỏi Văn. ư

Suốt những năm học cấp II trường THCS Thăng Long (Hà Nội), năm nào Đức cũng được nhà trường đưa vào danh sách thi học sinh giỏi môn Văn cấp quận.

Lên cấp III, Đức thi đỗ và học lớp chuyên Văn trường THPT Chu Văn An. Vì vậy việc Đức ôn thi đại học khối B (Toán, Hóa, Sinh) khiến nhiều người rất ngạc nhiên và không tin rằng em sẽ đạt kết qủa tốt.

Tuy nhiên, một lần nữa Đức lại gây bất ngờ bằng việc kết quả thi đại học khối B đạt 26 điểm và đỗ vào khoa Công nghệ sinh học, một trong những ngành “hot” nhất từ nhiều năm nay của ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội).

Trong lớp 12D4 tốt nghiệp năm 2004 của trường Chu Văn An, Đức là thành viên duy nhất thi đại học với khối thi không có môn Văn. 25 bạn khác đều thi khối C hoặc D. Lẽ ra, năm đó Đức có thể “xơ cua” cho mình thêm một đợt thi với khối D hoặc C gì đó. Nhưng Đức chỉ thi một khối vào một trường.

Thật ra, ngay từ khi học lớp 10, Đức đã chuẩn bị cho mình một “ngã rẽ” khác không liên quan trực tiếp tới văn chương: Tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn Sinh. Được chọn vào đội tuyển của trường đi thi thành phố, em Đức “ẵm” giải ba - đủ tự tin để tiếp tục “dấn thân”.

Nhưng không vì vậy mà Đức bỏ Văn. Bằng chứng là giải ba học sinh giỏi môn Văn cấp thành phố mà năm lớp 11 Đức đạt được. Chỉ đến năm lớp 12, do cần tập trung ôn thi đại học, Đức xin phép với cô giáo chủ nhiệm để không phải tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Văn.

Theo Đức, đầu tư nhiều cho việc học môn Văn chỉ có lợi bởi văn học khiến cho đời sống tâm hồn phong phú. “Tuy là lớp chuyên Văn nhưng chúng em vẫn được học với những thầy cô dạy giỏi các môn khoa học tự nhiên. Hơn nữa, để ôn thi đại học, chúng em đâu chỉ học ở trường mà còn tự học hoặc đi học thêm” – Cô học trò thi trái ngành tâm sự.

Săn học bổng du học Mỹ: “Cạnh tranh” cùng thầy giáo

Vốn dĩ là dân chuyên Văn nhưng Đức làm việc gì cũng đều có “kế hoạch, chiến lược”. Để có tấm vé máy bay lên đường du học Mỹ hôm nay, tự Đức đã vạch ra một kế hoạch và theo đuổi kế hoạch đó suốt mấy năm qua.

Đức kể: “Ý tưởng du học xuất hiện trong đầu em từ khi em đang học cấp III. Nhưng nhà em kinh tế cũng vừa phải, lấy tiền đâu ra cho em du học? Mình chỉ có thể du học nếu có học bổng mà thôi. Từ đó bắt đầu công cuộc tìm kiếm học bổng. Hễ ở đâu có hội thảo du học là em nhảy vào nghe. Rồi em đi thi lấy học bổng du học Singapore nhưng trượt. Em không nản. Vào đại học rồi, em vẫn tiếp tục nghe ngóng về các cơ hội học bổng!”.

Rồi một hôm cơ hội chợt đến. Đó là năm 2006, khi đó Đức đang học năm thứ hai ĐHKHTN. Đức nhìn thấy ở bảng tin nhà trường tờ thông báo của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) về chương trình học bổng nghiên cứu sinh tại các trường đại học của Hoa Kỳ.

Theo thông báo, các ứng viên là sinh viên nếu có thể tốt nghiệp ĐH trước tháng 7/2008 đều có thể dự tuyển. Vậy là Đức đăng ký. Vòng đầu tiên thi chuyên môn. VEF châm chước cho các ứng viên về độ tuổi nhưng không châm chước về kiến thức.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, Đức ôm về một cuốn sách gồm 58 chương và đọc trong 2 tháng. Đọc xong cuốn sách em bắt đầu có chút tự tin, nhưng sự tự tin bị “tiêu diệt” luôn khi Đức bước vào phòng thi và thấy... thầy giáo mình cũng thi.

Đức tâm sự: “Em nghĩ, ôi thôi, mình trượt là cái chắc. Thầy học thạc sĩ ở Úc 2 năm về. Còn mình là SV năm hai mà cũng bày đặt thi nghiên cứu sinh! Do đó khi được thông báo qua vòng 1 em đã gào to lên vì sung sướng. Cảm giác ấy mãnh liệt hơn cả cảm giác khi em nghe tin mình đã qua được vòng thi cuối cùng”. Cho đến vòng cuối cùng (phỏng vấn), Đức vẫn gặp thầy.

VEF phỏng vấn 126 người nhưng chỉ có 40 suất học bổng... Học bổng của Đức là học bổng toàn phần (khoảng trên 60.000 USD/ năm cả học phí và sinh hoạt phí) tại ĐH Duke – một trong 5 trường đại học nghiên cứu tốt nhất ở Mỹ.

Kế hoạch cho tương lai của Đức rất đơn giản, học xong quay về Việt Nam lập nghiệp: “Nếu được trở về giảng dạy ở ĐHKHTN thì rất tốt” - Đức nói.

Quý Hiên (Tiền Phong online)

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2008

Tên Tôi là Đỏ!




Vốn thích đọc Truyện, đặc biệt là novel, càng đặc biệt hơn là những cuốn giật Nobel Prizel

Cuốn này giá hơn 90k, nhưng cũng cố dành dụm để mua. Sắp mua được rồi, sắp được sở hữu rồi (mặc dù đã được đọc ké). Cố lên nào!

--------------------------------------------------

Tên tôi là Đỏ hội tụ đầy đủ những yếu tố của một tiểu thuyết trinh thám: án mạng thảm khốc, kẻ sát nhân tàn bạo, dấu vết để lại tại hiện trường, chỉ mở nút ở những trang cuối...

Tên tôi là Đỏ, cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Orhan Pamuk (bản dịch của Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh) là câu chuyện kể xoay quanh hai vụ án mạng bí ẩn trong giới tiểu hoạ Istanbul thế kỷ mười sáu, câu chuyện, mà theo John Updike nhận định, đã dụng tới nghệ thuật tiểu hoạ để khám phá những bí ẩn trong tâm hồn của cả một dân tộc.

Mùa đông năm 1591, kỷ niệm một ngàn năm Hegira, hoàng đế Thổ lệnh cho bậc cao niên trong làng tiểu hoạ Enishte thực hiện một cuốn sách có minh hoạ theo phong cách Venice "Đức vua...muốn chứng tỏ rằng trong năm thứ một ngàn của lịch Hồi giáo, Ngài và đất nước của Ngài có thể sử dụng những phong cách của người Tây vực cũng như chính dân Tây vực". Để hoàn thành ý nguyện này, Enishte đêm đêm bí mật gặp gỡ bốn nhà tiểu hoạ bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, giao cho mỗi người phần việc riêng lẻ và không một ai được thấy bức tranh hoàn chỉnh. Bởi đặt trong bối cảnh tôn giáo và văn hoá Thổ đương thời, lối minh hoạ theo phong cách Tây vực bị coi là báng bổ, và có thể gây tai hoạ cho người thực hiện. Thế nhưng, ngay khi cuốn sách còn dang dở, Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang, rồi sau đó là Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Và kẻ sát nhân, không ai khác, là một trong ba nhà tiểu hoạ còn lại. Bị thôi thúc bởi lời hứa với tân nương Shekure, con gái của Enishte, chàng Siyah đa tình đã cùng sư phụ Osman lần theo dấu vết kỳ lạ trên bức vẽ kẻ giết người bỏ lại hiện trường để tìm ra hắn là ai, Zeytin, Leylek hay Kelebek?

Tên tôi là Đỏ hội tụ đầy đủ những yếu tố của một tiểu thuyết trinh thám: án mạng thảm khốc, kẻ sát nhân tàn bạo, dấu vết để lại tại hiện trường, thắt nút ngay từ đầu tác phẩm và chỉ mở nút ở những trang cuối...Thế nhưng, thông qua cốt truyện ly kỳ ấy, tác giả muốn gửi tới người đọc nhiều điều hơn thế. Trước hết, Tên tôi là Đỏ đưa độc giả bước vào thế giới tiểu hoạ với tất cả vẻ lộng lẫy, tinh xảo và độc đáo riêng có. Sự bó buộc của đề tài, sự ước lệ và cách điệu trong nét vẽ, đặc biệt sự phủ nhận yếu tố phong cách khiến mỗi bức tranh minh hoạ đều được khơi nguồn từ truyền thuyết và sinh ra từ ký ức của người nghệ sỹ. Nhà tiểu hoạ không tìm kiếm chữ ký cho riêng mình hay sáng tạo ra cái mới mà hướng tới sự hoàn hảo của những bậc tiền bối. Và niềm xúc động sâu xa mỗi bức tiểu hoạ gợi lên, vì vậy, không gắn liền với cái mới, mà gắn liền với câu chuyện mà nó minh hoạ, những ý nghĩa nó biểu đạt, sự tinh xảo trong màu sắc, trong những chi tiết mạ vàng và dụng công của nhà tiểu hoạ hậu thế để theo đòi những bậc thầy vĩ đại như Seyyit Mirek, Bihzah...Orhan Pamuk đã đặt tác phẩm của mình trong một thời điểm lịch sử cụ thể: cuối thế kỷ 16, khi mối đe doạ Âu hoá tới nghệ thuật tiểu hoạ Ottoman, một bộ phận của phái tiểu hoạ truyền thống Ba tư ngày càng rõ nét. Cách lựa chọn thời điểm này, một mặt thể hiện rõ được bản sắc của tiểu hoạ truyền thống, mặt khác là sự khác biệt sâu sắc, thậm chí đối lập, giữa hai phóng cách hội hoạ Ba Tư và Venice nói riêng, giữa phương Đông và phương Tây nói chung, và thứ ba là thân phận của nghệ thuật đích thực dưới những áp chế.

Trong phần nhận xét trao giải Nobel 2006, Viện hàn lâm Thụy Điển đã tôn vinh Orhan Pamuk vì nỗ lực "đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương". Tên tôi là Đỏ thể hiện được phần nào đặc điểm này. Bên cạnh vẻ lộng lẫy, tráng lệ của lâu đài, quốc khố, vẻ trầm mặc, uy nghiêm của những thánh đường, những xưởng tiểu hoạ làm ra những pho sách-quốc bảo, nét huê tình, nồng nàn trong những truyền thuyết tình yêu hay sự bạo liệt, kiêu hùng trong những trang sử đỏ máu, người đọc còn thấy được một Istanbul u ám, kiệt quệ vì những âm hồn, hoả hoạn, bệnh dịch, nạn tiền giả, cả sự mù quáng của những thầy tu dốt nát, một Istanbul đang chao đảo, hoang mang và bị chia cắt trước sự xâm lấn của văn hoá phương Tây.

Không chỉ là một tác phẩm lôi cuốn, sâu sắc, Tên tôi là Đỏ còn được đánh giá cao bởi những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Câu chuyện gồm 59 chương được kể từ 12 điểm nhìn khác nhau, bao gồm cả lời dằn vặt và tự biện của tên sát nhân, lời thì thào đau đớn của hai linh hồn vọng về từ cõi chết, lời ủ ê của một cái đầu bị cắt dời khỏi thân thể, lời nồng nàn xúc cảm của nàng Shekure xinh đẹp, đặc biệt là lời bất kính, hỗn hào nhưng vô cùng sinh động của người kể chuyện không tên tại quán cà phê cất tiếng thay cho một đồng xu, một con ngựa, một cái cây, một con chó, thần chết hay quỷ Xa tăng...


“Một cuốn thriller triết học xây dựng xung quanh sự va chạm giữa hai quan niệm về ý nghĩa nghệ thuật, cũng là một vực thẳm giữa hai nên văn minh khác biệt. Những tác phẩm lớn luôn nói về thời đại của mình; trong tuần lễ đầy những vụ đánh bom tự sát ở Mỹ, tiểu thuyết xuất sắc này lớn tiếng đòi ta phải chú ý… Đó là một tác phẩm thâm thúy với căn rễ sâu xa. Vượt xa một “tiểu thuyết lịch sử” thông thường, nó có một động lực từ sự khó quên thống nhất cả quá khứ lẫn hiện tại, cũng như tài năng nghệ thuật đỉnh cao với sự hấp dẫn đại chúng đã biến Pamuk thành tác giả đương đại lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ… Kinh Koran có nói, "Cả miền đông lẫn miền tây đều nằm trong Thượng đế". Trong tác phẩm hiếm có và tuyệt diệu này, Pamuk đã đưa ra được lời khẳng định tương tự về sự cảm thông thống nhất phi biên giới đó”. (Hywel Williams, Guardian).

“Một hỗn hợp sắc bén giữa truyện vụ án, ngụ ngôn hậu hiện đại và tiểu thuyết lãng mạn lịch sử. Tất sẽ gợi ra so sánh với Tên của đóa Hồng của Umberto Eco, và quả chúng có những tương đồng rộng lớn, cho dù phong cách mãnh liệt và cách xây dựng cá tính nhân vật tinh tế của Pamuk là hoàn toàn của riêng ông… Tên tôi là Đỏ, với những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể làm được… Mê hồn”. (S.B.Kelly, Scotland on Sunday).