Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Entry for March 25, 2009




(Hà Linh này, không liên quan nội dung entry nhá :D)

Có vẻ như, ngày càng xa thì phải. Hì :)

Âu cũng là....:)

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

Chiếc lá buổi đầu tiên

Cho những ngày cuối tháng 3 này. Mùa hè sắp đến òi :)

Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi

"Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!"
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
Hoàng Nhuận Cầm

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

Bỗng dưng muốn....




(thành viên BCN CLB Luật Gia Trẻ của K30 qua hai thời kỳ này)

Bỗng dưng muốn cười này.

Đừng nghĩ tôi sẽ cười thật, hay nói chính xác hơn là cười đúng nghĩa của từ "smile". Nghe nó mới xót làm sao:). NGười ta cũng sẽ bất ngờ lắm đấy. Có bao giờ cười mấy đâu :)

Muốn cười thật lớn, cho cái gọi nôm na là "sự đời" như người ta vẫn hay gọi, vẫn hay bình luận mỗi sáng trên các phương tiện đại chúng, văn hóa xã hội,...

Nó là cái gì vậy? Gọi nguyên sơ nhất là tình bạn, còn đi sâu hơn là tình cảm. Đọc Một thời để nhớ của Giang Lam trong những ngày nhàn hạ rồi lại ngẫm đến mình. Cuộc sống sinh viên của 4 người bạn tứ xứ nghèo khổ mà vui. Cơm chỉ có ăn với một nồi canh to ụ... Rồi mưa lũ đến, 2 người xứ Quảng lo lắng, trông ngóng. Con sông Thu Bồn hàng ngày bình yên mà bây giờ lại hung tợn đến thế.... "Tau về quê, khi mô bọn bây về quê tau chơi, hĩ". Xót xa, ngậm nguồi. Bỏ dở con đường học hành là điều không ai muốn, nhất là sinh viên nghèo,... Bữa cơm cuối như nghẹn lại :)

Nhưng lớn nhất là họ có tình bạn thực sự, đúng nghĩa và trong gian khó :)

Nhưng, hình như 4 năm với mình sắp, nó trôi tuột.

Có cái gì đó gai gai người. Cười. Bạc thếch.

Đau.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

16th Birth YJC :D




Sinh nhật CLB Luật Gia Trẻ lần thứ 16 đã qua.
Vui có. Buồn có.
Hoan hô các em CLB nhiệm kỳ mới.
Cố lên.
HUG :X:*

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2009

Entry for March 14, 2009




1. Về quê đã ra hôm qua. Chênh vênh trên tàu bao nhiêu giờ đồng hồ, ra đến nơi chưa nghỉ ngơi bao nhiêu thì sáng nay phải đi sang VNU.

Nói thật là mục đích về nhà nghỉ ngơi có lẽ muôn đời không thực hiện được. Nhưng do đợt rồi nếu không về có khi mình chả sống nổi quá. Lâu rồi mới thấy đau và khó chịu, lạnh lẽo đến mức như thế :). Vẫn những câu hỏi có vẻ như rất bất ngờ "Sao tự dưng lại về? Có việc gì nghiêm trọng hả?":(. Rồi lại những chuyến đi, đi về đi ra, thấy quá quen thuộc mất rồi.

Tình hình là vẫn phải điều trị dài dài. Sức khỏe bị suy sụp thì chả biết bao h hồi phục lại được như cũ nữa, cố gắng thôi. Xem ra còn nghỉ dài dài, đến tận khi ra trg mất. Ra lại HN lại thấy đau đầu, kinh dị, chân răng kêu la .....

2. Hình trên làm mình nhớ lại hồi năm ngoái chuẩn bị sinh nhật 15 CLB Luật Gia trẻ. Tài hâm đến giúp mình, chạy lon ton :)). Ngày mai là sinh nhật 16 năm này. Chả biết các em ý làm đến đâu rồi, hy vọng là ổn nhể. Chờ đợi tái xuất "Trai hiền pháp lý" :)). Mà có sự logic gì ở đây không nhỉ. Năm ngoái là Gió (15 cánh gió) năm nay là Lửa (NGười thắp lửa). Coi bộ các năm sau sẽ là nước và đất mất :))

3. Hôm trước lúc oh00, biết là đi rồi mới cầm fone nhấn số gọi. Biết là khong thể gọi được mà vẫn cứ gọi, hay nói chính xác hơn là lúc đó mới muốn gọi. Để cho mình cảm thấy là vẫn còn một chút gì đó. NGày nào cũng thế :)

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Entry for March 13, 2009




1993- có những con người đã thắp ngọn lửa đầu tiên của lòng nhiệt huyết và đam mê, khai sinh nên Câu lạc bộ Luật Gia Trẻ- đại học Luật Hà Nội.


2009- mười sáu năm, một hành trình dài với rất nhiều điều để nhớ. Và trên con dường đó, các thế hệ sinh viên-thành viên câu lạc bộ đã cùng nhau giữ và thắp sáng thêm cho ngọn lửa năm nào.




Nhằm kỉ niệm 16 năm thành lập câu lạc bộ Luật Gia Trẻ, chúng tôi xin mời các bạn quan tâm và yêu thích câu lạc bộ đến dự buổi sinh hoạt kỉ niệm sinh nhật lần thứ 16, với chủ đề




NGƯỜI THẮP LỬA





Thời gian: 18h30 ngày 15/3/2009



Địa điểm : K6-302 đại học Luật Hà Nội - 87 Nguyễn Chí Thanh




Đến dự chương trình bạn sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi logic hoành tráng, lí thú và đầy ấn tượng như Logic Trái cây, Nữ thần công lí, Tòa tuyên án...Bên cạnh đó là các tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng nhạc kịch "Trai hiền trường Luật" chỉ có duy nhất tại câu lạc bộ Luật gia trẻ!!!


Và cuối cùng sẽ là màn cắt bánh và buổi tiệc sinh nhật dưới ánh nến lung linh, huyền ảo ^^


Nếu bạn đam mê khám phá kiến thức và chính bản thân mình, hãy đến với buổi kỉ niệm sinh nhật lần thứ 16 đầy hấp dẫn của chúng tôi, biết đâu chính bạn sẽ là Người thắp lửa của chương trình ^^


Cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các bạn, hãy thể hiện điều đó vào ngày 15-3 sắp tới nhé




Photobucket

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009

Về những con chim đập cánh vào ô cửa!




- Đôi khi một cái cây, một bông hoa hay một con chim nói với chúng ta một điều gì đó thật kỳ diệu mà bản thân chúng ta suốt đời vùi đầu vào một núi sách vở mà vẫn không nhận ra. Một nhà thơ đã từng viết: Chúng ta mù lòa trong chính ánh sáng. Và tôi muốn nói về những con chim đập cánh vào những ô kính cửa sổ ngôi nhà. Những con chim đã vô tình mang cho tôi một bài học.

Cây - Của Lê Thiết Cương
Phía trước những ô cửa sổ ngôi nhà của tôi có một cây si. Đã từng có một số người khuyên tôi chặt cái cây ấy đi vì không nên trồng si trước cửa. Đã có lúc tôi lưỡng lự và hình như cả một nỗi hoang mang nào đó nhưng rồi tôi tĩnh tâm trở lại. Bởi cái cây đẹp đến mức làm tôi quên đi những câu chuyện không hay về loài cây này. Ví dụ họ nói cây si là nơi những con ma thường đến trú ngụ. Nhưng quả thực, từ khi còn rất trẻ, tôi luôn muốn có cơ hội nhìn thấy những con ma. Nếu bạn được trò chuyện với một con ma thì đó là một may mắn lớn. Bạn sẽ biết được những thông tin về một thế giới mà chỉ khi chết rồi bạn mới có cơ hội nhìn thấy. Đó là một thế giới mà con người hàng ngàn năm nay đã hao tâm tổn sức tìm cách khám phá.

Sau này, một người nghiên cứu Hán học nói với tôi rằng, ông đã đọc sách cổ Trung Hoa có tả rất chi tiết về cây liễu của Quan Âm Bồ Tát cầm trong tay, mà ngày nay chúng ta vẫn nhìn thấy trong tranh vẽ hay trong các bức tượng về Ngài. Cây liễu trong sách Hán cổ được miêu tả có lá như lá si và có rễ dài. Rễ của cây liễu này có khả năng dự báo mưa bão. Trước khi mưa, đầu rễ cây liễu này trắng như mầm đỗ. Cây si có phải chính là cây liễu không? Tôi không dám chắc. Nhưng có một điều là trong các đền chùa không thấy trồng cây liễu như chúng ta vẫn thấy. Trong khi đó, ở hầu hết đền chùa, chúng ta đều thấy cây si. Việc này tôi không dám bàn nữa vì nó thuộc về các nhà nghiên cứu. Nhưng một điều tôi biết là cây si thực sự đẹp và có một sức sống mãnh liệt. Cây si có phải là nơi trú ngụ của những con ma không? Tôi không biết. Tôi chỉ biết đó là nơi trú ngụ của những con chim ri, chim sâu và những con chào mào.

Có một ngày, khi tôi đang ngồi trong phòng làm việc ở nhà mình, tôi thấy những con chim ri bay từ cây si vào và đập cánh lên những ô kính của cửa sổ. Chúng đập cánh và như tìm cách bay vào bên trong. Những buổi sáng trời có nắng đẹp là những lúc bầy chim bay vào và đập cánh lên ô cửa. Lúc đầu, tôi nghĩ hay là những con chim đó bị mù. Bởi thế, chúng không biết tìm hướng bay trở về vòm cây si nữa. Nhưng khi tôi mở cửa ra để xem có thể giúp những con chim được gì không thì chúng vội bay trở về vòm cây si.

Nhà - Của Đào Hải Phong

Cứ như thế, những lần sau đó, tôi ngồi im lặng bên trong ngôi nhà và nhìn những con chim đập cánh lên ô cửa để tìm cách vào bên trong và suy nghĩ vì sao chúng lại như thế. Có phải những ô cửa kính phản chiếu ánh mặt trời làm cho chúng lóa mắt chăng. Rồi một ngày, tôi quyết định bước ra ngoài ban công để nhìn vào ô cửa kính để xem trong đó có gì. Tôi bước ra ngoài ban công và đóng cửa lại. Tôi nhìn vào ô kính. Và tôi bàng hoàng.

Không có sự lóa sáng của ánh mặt trời chiếu vào. Không có gì khác ngoài hình ảnh của cây si và vòm trời phía trên nó. Tất cả được in vào đó không hề méo mó. Nhưng cây si kia và bầu trời phía trên nó kia đã hiện ra trong một thế giới khác. Những cái lá, những chùm rễ, bầu trời và những đám mây trong ô kính màu lam kia lộng lẫy như ở chốn thiên đường. Tất cả vẫn như thế nhưng giờ mang một vẻ đẹp mới. Nghĩa là nó mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới. Và những con chim đã bị vẻ đẹp mới của những hiện thực quen thuộc kia quyến rũ. Cái gì đã tạo ra cho cây si và bầu trời một vẻ đẹp mới? Đó chính là ánh sáng mới trong những ô kính màu lam. Ánh sáng đó tạo ra một cái nhìn mới cho chúng ta.

Trong cuộc đời mỗi chúng ta ít nhất có một lần sững sờ trước một khung cảnh, một đồ vật hay một con người mà chúng ta đã từng gặp trước đó, nhưng chúng ta lại không hề để ý. Nhưng đến một ngày, một nhà văn hay một hoạ sỹ cho chúng ta đọc hay nhìn những tác phẩm của họ viết và vẽ những cảnh vật hay những con người mà chúng ta từng biết đến, chúng ta bỗng rung động lạ kỳ. Chúng ta nhận ra cái cây kia, con đường kia, ngôi nhà kia và con người kia hiện ra thật đẹp. Sự sáng tạo của nhà văn hay hoạ sỹ đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới với những gì đã quá quen thuộc và trở thành sáo mòn trong cảm xúc chúng ta.

Cây - Của Lê Thiết Cương

Nhưng nhà văn hay hoạ sỹ chỉ là một ví dụ rất nhỏ. Bởi ngay chính bản thân chúng ta một ngày nào đó bỗng nhận ra những cảnh vật hay những con người tưởng chẳng có gì để nói nữa lại chứa đựng bao điều mới mẻ. Chúng ta đã thay đổi cái nhìn của mình. Cái nhìn mới của mỗi con người chính là sự khám phá cuộc sống này của họ. Khám phá thế giới này hay khám phá bản thân mình chính là sự sáng tạo. Danh hoạ Picasso nói, nếu mỗi ngày tỉnh dậy, ông không nhìn thế giới bằng đôi mắt của một đứa trẻ thì ông không thể nào sáng tạo được nữa.

Nhưng lớn hơn cả sự sáng tạo một tiểu thuyết hay một bức tranh là sự sáng tạo đời sống này. Từ khi có loài người, đời sống này không ngừng được khám phá và sáng tạo. Nếu chúng ta không còn khát vọng và ý thức khám phá hay sáng tạo đời sống này thì nó chẳng còn ý nghĩa gì với chúng ta nữa. Ngay cả những món ăn hàng ngày, chúng ta vẫn phải tìm cách mang lại cho nó những hương vị mới.


Không có một cái nhìn mới với công việc chúng ta đang làm thì chúng ta sẽ không còn cảm hứng lao động. Và lúc đó, việc hàng ngày chúng ta đến công sở chỉ còn lại mục đích tồi tệ nhất là kiếm sống để tồn tại cái thân xác của chúng ta mà thôi. Khám phá và sáng tạo làm cho sản phẩm của người này khác với sản phẩm của người kia. Cũng từ một cái cây trong hiện thực, nhưng hoạ sỹ nào khám phá ra những điều mới mẻ của cái cây đó thì hoạ sỹ đó sẽ có những tác phẩm hay. Nghĩa là họa sỹ đã mang một cái nhìn mới đối với một điều đã cũ và làm cho nó hiện ra trong một hình ảnh, một sự sống mới. Cũng từ một sự việc hay một sự kiện của đời sống đó, nhưng nhà văn hay nhà báo nào khám phá ra những điều mới lạ thì người đó có bạn đọc nhiều hơn và có ích cho con người hơn.
Nhà - Của Đào Hải Phong

Câu chuyện về những con chim đập cánh vào ô cửa có thể có những cách nhìn khác. Nhưng cách nhìn nào cũng cho chúng ta một ý nghĩa về đời sống này. Mỗi một cách nhìn khác chính là việc làm mới những điều sáo mòn. Một nhà thơ tôi không nhớ tên đã viết: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời”. Câu thơ ấy đã nói với chúng ta rằng: nếu chúng ta nhìn thật sâu vào mỗi người bên cạnh và nhìn vào chính bản thân mình với ý thức, khát vọng khám phá và sáng tạo thì chúng ta sẽ tìm được những điều kỳ diệu và bí ẩn trong mỗi chúng ta.

Và trong cuộc sống này, chẳng có gì là không chứa đựng những điều mới lạ và những thông điệp của nó, kể cả hình ảnh một người ăn mày sáng sáng vẫn đến trước chúng ta với một câu nói không hề thay đổi: “Lạy ông, lạy bà, làm ơn giúp cho kẻ nghèo khó này”. Không có gì cũ, chỉ có tư duy của chúng ta cũ mà thôi. Ngay đối với thế gian đã hiển hiện hàng triệu năm này lúc nào cũng chứa đựng trong đó vô vàn những điều kỳ diệu. Chính vì thế mà nó quyến rũ chúng ta và cho chúng ta lý do để sống và lao động sáng tạo.

  • Vương Thảo

Entry for March 12, 2009




:)

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2009

Entry for March 10, 2009




:)

Đã đi rồi nhỉ. Gudluck!:)

Cảm ơn đời khi em có anh yêu

Để cuộc sống em không còn vô vị

Đời bỗng vui như sau cơn mộng mị

Nắng vàng ươm soi nhẹ đáy hồn yêu



Cảm ơn đời khi em có anh yêu

Để em biết đủ vị đời đắng chát

Để khao khát, để thèm thuồng, để mải miết

Hòa vào anh vào tâm thức mênh mông



Cảm ơn đời khi em có anh yêu

Cho mưa lạnh chẳng làm em buốt giá

Cho mây kia chẳng còn là gì cả

Bởi có anh, ánh sáng của đời em




Cảm ơn đời khi anh biết yêu em

Em đã biết thế nào là sự sống

Bao năm em chết trong lòng u uẩn

GIờ hồi sinh và tha thiết yêu anh



Cảm ơn đời sáng ngày em thức dậy

Nghe hơi anh ấm áp cả hồn yêu

Và lòng không hiu quạnh mỗi ban chiều

Khi nắng tắt đời vẫn vui vẫn hát



Cảm ơn người yêu dấu

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2009

Entry for March 05, 2009




:)

Những đứa con của người đàn bà bị chồng đốt sống.

Chú tiểu trong lớp áo tu hành bước tới cổng tòa nhưng bị bảo vệ giữ lại vì quy định không cho trẻ vào khiến thằng bé buồn bã, quanh quẩn mãi trước đôi cánh cửa sắt to đùng, nặng trịch. Đôi mắt em len lén nhìn từng người bước vào cổng tòa.

Lợi dụng lúc người bảo vệ đang mải hướng dẫn cho một người khách, nó nhanh chân lẻn vào, luống cuống bước nhanh trong chiếc áo tu hành bạc thếch, rộng thùng thình.

Đến căn phòng có anh trai nó - một thiếu niên cũng trong bộ quần áo tu hành đang ngồi bên trong, chú tiểu nhỏ nấp sau một thân cây to, thò cái đầu trọc lóc nhìn chằm chằm vào người đàn ông râu quai nón đang đứng trước vành móng ngựa. Thỉnh thoảng, nó đảo mắt vào nhóm người ngồi ngay hàng ghế trên cùng với anh nó, buồn rười rượi. Thấy thấp thoáng vài chiếc áo công an lại gần, nó sợ hãi lủi về góc hành lang, thu thân hình nhỏ bé trên băng ghế.

Thằng bé e ngại sẽ bị đuổi ra ngoài vì chưa đủ tuổi tham dự phiên tòa. Ảnh: Vũ Mai.

“Tụi em đến nghe tòa xử người đã giết mẹ và được gặp mặt các anh chị khác…”, nó lí nhí trả lời câu hỏi thăm của anh cảnh sát trẻ. Miệng nói nhưng mắt cậu bé ́ hướng về phía có tiếng nói của bị cáo Nguyễn Hòa - người chồng mới của mẹ nó.

Năm 2006, Nguyễn Hòa (41 tuổi) chạy xe ôm tại góc đường Lý Chính Thắng - Bà Huyện Thanh Quan (quận 3, TP HCM) và "say như điếu đổ" cô Liên, người phụ nữ bán thuốc lá ven đường. Mặc dù chị này đã có 4 đứa con nhưng sau thời gian gần gũi, cả hai cám cảnh nhau nên quyết định về ở chung tại nhà chị Liên.

Những tưởng cuộc sống vợ chồng sẽ bình yên cho đến cuối cuộc đời, nhưng khi về ở với nhau, Hòa mới biết người phụ nữ của mình là một cái "đài phát thanh". Chỉ cần không vừa ý điều gì, Liên có thể chửi mắng ra rả nhiều ngày. Trong một lần gây gổ, chị Liên đã lạnh lùng cho chồng biết mình vừa phá bỏ cái thai với anh vì không muốn có thêm bất kì đứa con nào nữa, nhất là với một "xe ôm" như Hòa. Đau đớn, tức tưởi, nhưng Hòa vẫn cố gắng chiều chuộng làm vui lòng vợ, mong thời gian sẽ lay chuyển được ý nghĩ trong đầu chị. Lần đó, được anh ruột từ nước ngoài về cho 150 USD, Hòa đưa cho vợ cất giữ để lo toan cuộc sống gia đình.

Chiều 7/1/2007, Hòa dọn tủ thuốc ra lề đường vừa ngồi bán vừa chờ khách đi xe ôm. Gần 9 giờ tối vẫn chưa thấy vợ ra bán thay mình để đi ăn cơm, Hòa vào cây xăng gần đó tìm. Bực bội chị Liên mắng chồng xa xả và cho rằng anh này ỷ có tiền nên lên mặt "sai bảo vợ". Giải thích thế nào chị cũng không nghe, hai bên xảy ra cự cãi.

Ngày hôm sau, cố làm lành với vợ không được, Hòa bỏ đi nhậu. Tối đó, vừa thấy chồng, chị Liên tiếp tục chửi mắng. Đến lúc này, người đàn ông vùng dậy, lôi tuột can xăng trong tủ hắt vào người vợ, dọa sẽ châm lửa đốt. Chị Liên đứng dậy nắm cổ áo chồng thách thức.

Trong lúc xô xát, Hòa lấy hộp quẹt trong túi châm lửa dí vào người vợ. Thấy chị Liên như một ngọn đuốc sống, vùng vẫy trong đau đớn, Hòa sợ hãi bỏ trốn. Ngày hôm sau, Hòa đến bệnh viện hỏi thăm sức khỏe chị Liên thì bị công an bắt. Đó cũng là lần cuối cùng người chồng được nhìn thấy vợ mình.

Với hành vi quá tàn nhẫn, Hòa bị Viện kiểm sát đề nghị mức án chung thân về tội "giết người". Không biết do hối hận hay vì sợ hãi trước mức án cao, Hòa buông người ngồi phịch xuống ghế rồi ôm mặt khóc rưng rức.

Phút hối hận muộn mằn của Hòa khi đối đầu với án chung thân. Ảnh: Vũ Mai.

Dưới khán phòng, bà mẹ già nua của chị Liên đưa cánh tay gầy nhẳng, chằng chịt gân xanh ôm ngực ho sù sụ. Bên cạnh bà là một cô gái, cậu trai cùng một thiếu niên trẻ trong trang phục người tu hành, luôn dõi mắt về hướng chú tiểu nhỏ - cậu em út đang ngồi lặng lẽ ngoài hiên.

Giờ nghị án, mọi người lục đục kéo nhau ra ngoài. Nhướng cặp mắt mờ đục, mệt mỏi, mẹ chị Liên cho biết, con gái của bà có cái tật đành hanh, đanh đá nên vừa sinh đứa con gái đầu lòng, chồng nó đã bỏ đi. Chẳng bao lâu sau, Liên lấy một người khác và sinh hạ được một cậu con trai. Tuy nhiên, người đàn ông này cũng chẳng thể chịu đựng được tính cách của vợ nên ôm con bỏ theo người khác. Người tiếp theo chính là bố của hai chú tiểu và hiện cũng đã có gia đình riêng.

Càng cay đắng cuộc đời, Liên càng sống bất cần. Đứa con gái đầu sớm bỏ ra ngoài làm thợ phụ uốn tóc, rất ít khi về thăm mẹ và các em. Đứa con trai tiếp theo cũng ở miệt bên nội. Còn hai anh em thằng út cũng phải nương tựa vào cửa phật ở một ngôi chùa tận tỉnh Khánh Hòa.

“Cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết con mình xấu nết, tôi đã khuyên bảo rất nhiều nhưng không thay đổi nó được. Những thằng trước hiền lành nên chỉ lẳng lặng bỏ đi sau bao nhiêu sóng gió với nó. Còn thằng này cục tính quá, mấy lần cãi nhau, nó cũng hăm như thế, ai ngờ lần này nó làm thiệt… Phải chi con Liên biết phải trái thì giờ đây mẹ già đâu phải côi cút, các con của nó không phải mỗi đứa mỗi nơi và tình cảm nhạt nhẽo với nhau thế này”. Bà lão khẽ thở dài, mân mê bàn tay thằng cháu trai đã ở hẳn bên nội từ bé, mắt đảo nhìn hết lượt những đứa trẻ còn lại.

Còn đứa cháu gái của bà vẫn giữ nguyên vẻ mặt lầm lì suốt từ đầu phiên xử. Nó tuyệt nhiên không nói với ai một lời, lẳng lặng thu mình một góc nhìn lơ đãng. Nó cũng chẳng để ý đến ánh mắt buồn rười rượi của 2 đứa em cùng mẹ khác cha đã quy y nơi cửa chùa đang dõi theo nó.

“Lần đầu tiên chúng em gặp mặt đông đủ là hôm đám tang mẹ và đây là lần thứ hai. Sau hôm nay, không biết bao giờ được gặp lại vì tụi em ở xa quá, mà cuộc sống trong chùa thì khác hẳn với ngoài đời…”, thiếu niên trẻ tâm sự.

Ngày 28/2, TAND TP HCM xét thấy chị Liên cũng có một phần lỗi trong chính cái chết của mình nên đã tuyên phạt Nguyễn Hòa mức án 20 năm tù về tội “giết người”. Dưới cái nắng như đổ lửa, dưới sân tòa, lần đầu tiên bốn cái bóng nhỏ khẽ chụm vào nhau, yên lặng.

Vũ Mai

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

Entry for March 04, 2009




Đau quá.

Ngày càng đau.

Không thể chịu được nữa.

:(

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Entry for March 03, 2009




Lạc lối :)

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Entry for March 01, 2009




Ảnh này là một góc của Trung tâm GDQP HN 1, nằm trong trường ĐH TDTT Hà Nội 2:D. Góc này ngay cạnh sân thể thao, gần khu Giảng đường và nhà ăn. Góc đường ý là nơi mỗi chiều đi học quân sự về vẫn đi đều, thấy thầy giáo là rất chi tập trung đi cho đều cho đẹp, qua khỏi khúc cua này là đứa nào đứa nấy phớ lớ, ngả nghiêng :))... Hồi đó, sau đợt quân sự, lắm đôi lắm cặp và cũng lắm tình bạn mới hình thành, chuyển đến ở cùng nhà trọ. Nó cũng là khoảng thời gian cho chúng ta nhận ra nhiều điều mà nếu ko trải qua gian khổ sẽ không thể thấy được. Nhớ những lúc sáng sớm mình phải dậy sớm, trực ban, đi trông các trung đội khác lao động sáng, đứng một mình trong gió lạnh, thằng Đông thằng Hiển mua bánh mì trứng về cho mình :)) :X:*, rồi lúc mình ốm, ôi, dạo đó, em Đông thành "cave" cho mình mất ồi =)).

Nhớ thời quân sự quá cơ :X.

Ảnh đẹp nhỉ :D. Không muốn đưa ảnh có người vào đó, chỉ có cảnh vật yên tĩnh, sau cơn mưa.

Chào mừng các tình yêu K33 về với HN 1 :)) :X

-…Mỗi lần xuân về trời mưa lất phất, khí trời ẩm ướt, tôi như cảm thấy sự cựa quậy của vạn vật, sự "cựa quậy"- thức dậy của những kỉ niệm xưa…

Màn mưa mỏng tang được kết bởi những hạt mưa li ti mau mắn rơi xuống liên tiếp. Màn mưa như một thiếu nữ thướt tha còn nhiều e thẹn, ngượng ngùng. Một thứ mưa rất đặc biệt chỉ gặp khi xuân về. Mưa xuân có một kiểu rất riêng, mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện theo gió. Những đợt mưa phùn mau mau nhưng không làm ướt được áo của người lữ khách.

Nõn nà mơn mởn...Nguồn ảnh: picasaweb.google.com


Nhiều lúc nhìn ra ngoài trời mưa bay bay ấy, tôi có cảm giác mưa rơi nghiêng nghiêng làm chênh vênh cả không gian ướt nhoè. Tôi ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa li ti rơi trên mặt, như kim châm. Con ngõ không ướt sũng nước, mà chỉ ẩm
Nếu như mùa đông về, có cảm giác cây cối mọi vật, đến cả con người đều như gắng thu nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì xuân về, kèm theo mưa ẩm ướt, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn.
ướt, đất bùn nhão nhoẹt. Cây bàng ngoài ngõ, sau một mùa đông rét mướt, vỏ cây như thâm đen lại, sần sùi hơn, lá vàng rụng hết chỉ còn trơ lại cành khẳng khiu, vài chiếc lá bàng màu đỏ au, lằn rõ những lằn gân.

Mưa lất phất ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu như mùa đông, có cảm giác cây cối mọi vật, đến cả con người đều như gắng thu nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì xuân về, kèm theo mưa ẩm ướt, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn.

Tôi nhớ ngày còn nhỏ, sau khi ăn Tết xong, cứ qua rằm là đến đợt cấy vụ lúa chiêm xuân. Những ngày giáp Tết, mẹ tôi ngoài công việc bận rộn chuẩn bị cho Tết còn phải lo ngâm thóc giống đủ ngày để gieo mạ xuống ruộng và khi ra Tết, thì đủ độ cấy. Mấy ngày Tết, có năm mưa phùn mẹ vẫn phải tranh thủ ra đồng thăm mạ.

Gieo mạ xuống ruộng. Nguồn ảnh: baohaiphong.com.vn

Những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Khi nào mưa mau lất phất vào mặt tôi lành lạnh khiến tôi cảm thấy mặt mình nặng trịch và tê tái vì mưa. Tôi lấy tay gạt nước mưa trên mặt. Còn nhiều lần mưa nhỏ, mẹ để đầu trần không nón mũ, mưa phấp phới bay, đầu mẹ lấm tấm những hạt mưa nhỏ li ti trên tóc như những hạt muối tinh. Tóc mẹ bỗng như bạc trắng…

Rồi có những lúc, tôi theo ông nội đánh cây na giống ra vườn trồng. Cây na năm nào non nớt
Mưa phấp phới bay, đầu mẹ lấm tấm những hạt mưa nhỏ li ti trên tóc như những hạt muối tinh. Tóc mẹ bỗng như bạc trắng…
như đứa trẻ, bây giờ mỗi mùa ra trái sai trĩu. Cây na lớn có nhiều tán lá vì hơn mười năm rồi còn gì. Khi mưa xuân mấy ngày liền, ông nội cầm xà beng ra vườn đào hố lớn bằng cái thùng gánh nước, trồng cây. Mưa thấm vào đất nên đất thịt đen rất mềm và tơi xốp. Ông tôi tuy đã già, tóc đã bạc nhưng đôi tay cầm xà beng vẫn liên tục phập xuống, xới từng tảng đất lên.

Sau đó, ông rải một ít phân tươi xuống đáy hố, rắc tro bếp lên trên và sau cùng rải một lớp đất, trước khi cho cây xuống. Ông bảo làm như vậy thì khi trồng cây xuống, rễ cây không bị xót phân mà chết. Ông nhẹ nhàng đặt cây na xuống, tôi cùng ông vun đất vào cho cây. Hai bàn tay tôi lấm lem đất.

Tôi bỗng tưởng tượng ra ngày nào đó cây na chi chít quả. Cây na này, ông xin giống của người bạn ông, giống na dai, giỏi chịu đựng, quả to và rất ngọt. Bạn ông bảo ông già rồi, trồng na làm gì, biết có chờ để ăn được không. Ông tôi cười bảo, nếu ông không có duyên để ăn thì cho con cháu hưởng có sao đâu. Ông ra bãi lấy đất, vì đất bãi được con sông chảy qua làng bồi đắp hàng năm, nhiều phù sa màu mỡ.

Sức sống của vạn vật...Nguồn ảnh: docbao.vn

Mưa xuân làm cho cây na luôn xanh tốt, ông tôi không phải tưới nước hàng ngày. Khi mùa hè đến thì cây na đã bám chặt rễ vào đất, đầy sức sống. Theo thời gian, cây na lớn lên, xòe tán và bói đợt quả đầu tiên. Tuy quả không nhiều, nhưng quả nào quả nấy rất to, múi dầy. Ông chia cho mỗi nhà một ít. Đến năm sau, cây na của ông tôi bói quả rất sai, quả nào cũng căng mẩy, tròn tròn nhưng ông tôi đã không còn dịp ăn nữa.

Bây giờ, cây na ấy vẫn sai quả và thơm ngọt. Mỗi lần ăn na, tôi không thôi nhớ đến ông. Mùa nào, mẹ tôi cũng chọn những quả na ngon nhất, tươi nhất để thắp hương cúng ông.

Mưa nhiều, sân nhà tôi rêu mốc, mẹ cầm chiếc chổi rễ cọ rêu. Tiếng chổi quẹt sàn sạt trên nền gạch. Còn tôi dội những gàu nước để trôi đi rêu bẩn, trơ ra nền sân gạch đỏ au. Nhưng chỉ được khoảng mươi ngày, rêu lại mọc đầy, đen kín sân. Mẹ lại lấy chổi kì cọ sân cho sạch. Mẹ bảo, ngày bà còn sống, bà lau nhà cửa sạch sẽ, nền gạch bao giờ cũng đỏ au, “sáng trưng” cả nhà cửa.

Ngày còn khỏe, ông bà tôi còn bắc thang lên mái nhà, lau các thanh xà ngang nhẵn bóng. Làm như vậy, mùa hè nhà rất mát. Nhà tôi lại thuộc loại nhà cổ ngày xưa, nhà có bốn chiếc cột rất kiên cố, to gần bằng vòng tay ôm của người lớn và được chạm trổ hoa văn rất đẹp. Ngày trẻ, ông tôi làm mộc. Cả đời ông bà chắt chiu mới làm được cái nhà khang trang như vậy.

Mỗi lần xuân về trời mưa lất phất, khí trời ẩm ướt, tôi như cảm thấy sự cựa quậy sức sống của vạn vật, sự cựa quậy thức dậy của những kỉ niệm xưa. Tôi lại nhớ đến mưa xuân năm nào. Những màn mưa bụi bụi, bay bay khiến tôi thích thú đến nỗi đi ra đường cũng không muốn đội mũ nón nữa. Tôi muốn được cảm nhận cái ấm áp của trời đất, của sự sống quyện trong những chấm mưa li ti, lành lạnh...

Những chấm li ti- mưa xuân tuổi thơ tôi.