Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

[remove] Entry for April 30, 2009

Thật không thể tin rằng có một ngày chúng ta lại remove blog nhau

Thì cũng chỉ là một cú click chuột nhưng lại khiến cho lòng mình đau đáu

Có lẽ trái tim của mỗi người đã tìm được cho mình một nơi nương náo

Nên mặc sức vẫy vùng mà rời bỏ lẫn nhau?

Thật không thể tin rằng bây giờ mình vẫn còn đau

Tự giam cầm trái tim trong muôn ngàn cơn mộng mị

Em với anh - ai đã vượt qua được bờ lý trí

Để sống ganh đua với trăm vạn sự đời?

Remove blog rồi, ta có chắc tìm được những phút thảnh thơi?

Hay trong tim mỗi người lại tiếp tục dành cho mình một gam màu xám

Cứ mỗi một ngày là thấy buồn ảm đạm…

Nhớ một người mà chẳng thể đến với nhau…

Người sẽ nghĩ gì về những chuyện ngày sau?

Những chuyện ngày xưa và chuyện ngày hôm nay nữa…

Khi trái tim đang đứng giữa hai bờ chọn lựa…

Ta lại lạnh lùng, xóa bỏ, quên mau…

Rồi mai này chúng ta chẳng còn thích thú khi đọc những dòng blast mà mình đã âm thầm gửi trao.

Mây bay ngang rồi bay qua đời... là như thế…

Ta remove blog nhau để chẳng còn ai thấm buồn cho từng entry kể lể..

Nhắc lại một thời thuở chúng mình yêu…


Phan Lê Trung Tín.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Remove





Thật không thể tin rằng có một ngày chúng ta lại remove blog nhau

Thì cũng chỉ là một cú click chuột nhưng lại khiến cho lòng mình đau đáu

Có lẽ trái tim của mỗi người đã tìm được cho mình một nơi nương náo

Nên mặc sức vẫy vùng mà rời bỏ lẫn nhau?

Thật không thể tin rằng bây giờ mình vẫn còn đau

Tự giam cầm trái tim trong muôn ngàn cơn mộng mị

Em với anh - ai đã vượt qua được bờ lý trí

Để sống ganh đua với trăm vạn sự đời?

Remove blog rồi, ta có chắc tìm được những phút thảnh thơi?

Hay trong tim mỗi người lại tiếp tục dành cho mình một gam màu xám

Cứ mỗi một ngày là thấy buồn ảm đạm…

Nhớ một người mà chẳng thể đến với nhau…

Người sẽ nghĩ gì về những chuyện ngày sau?

Những chuyện ngày xưa và chuyện ngày hôm nay nữa…

Khi trái tim đang đứng giữa hai bờ chọn lựa…

Ta lại lạnh lùng, xóa bỏ, quên mau…

Rồi mai này chúng ta chẳng còn thích thú khi đọc những dòng blast mà mình đã âm thầm gửi trao.

Mây bay ngang rồi bay qua đời... là như thế…

Ta remove blog nhau để chẳng còn ai thấm buồn cho từng entry kể lể..

Nhắc lại một thời thuở chúng mình yêu…


Phan Lê Trung Tín.

Này thì....




Nhớ nhà.


Những ngày này đang chạy đua với những công việc cuối cùng, tạm gọi là của đời sinh viên.


Mệt mỏi, hiu quạnh.


Mấy hôm nay mưa, rả rích càng làm cho không khí ngày lễ thêm ảm đạm.


Chẳng biết ở nơi đó có mưa như này không nữa...


Nhớ chẳng vì muôn lý do nào.


Cũng chỉ là để nhớ.


Hôm nay 29 rồi, mai 30. Liệu có gặp hay không?
Thiên đường có tồn tại không em
Trong những ô trần của kiếp người bụi bặm
Bàn tay đôi lần không còn ai dám nắm
Thiên đường nghiêng mình như một chiếc lá chơ vơ
Thiên đường xa mù nên anh gọi là giấc mơ
Bởi thế gian không có nhiều câu chuyện cổ tích
Những nhỏ mọn, hờn ghen, vờ vịt
Đã biến thiên đường thành chuyện đã qua
Người ta nghĩ về thiên đường bằng những ngữ từ mỹ hoa
Bằng những câu thơ lời ca bay bổng
Anh thấy buồn vì thiên đường bên anh trống rỗng
Như nốt nhạc dư thừa của khúc tình ca
Ngày mai này anh quyết định đi xa
Em có nắm tay anh không - một lần sau cuối?
Cho thiên đường không buồn rũ rượi
Bởi nơi anh về có lẽ rất xa...
Anh biết thiên đường chỉ là chuyện hôm qua...

Entry for April 29, 2009




Nhớ nhà.
Những ngày này đang chạy đua với những công việc cuối cùng, tạm gọi là của đời sinh viên.

Mệt mỏi, hiu quạnh.

Mấy hôm nay mưa, rả rích càng làm cho không khí ngày lễ thêm ảm đạm.

Chẳng biết ở nơi đó có mưa như này không nữa...

Nhớ chẳng vì muôn lý do nào.

Cũng chỉ là để nhớ.

Hôm nay 29 rồi, mai 30. Liệu có gặp hay không?
Thiên đường có tồn tại không em
Trong những ô trần của kiếp người bụi bặm
Bàn tay đôi lần không còn ai dám nắm
Thiên đường nghiêng mình như một chiếc lá chơ vơ
Thiên đường xa mù nên anh gọi là giấc mơ
Bởi thế gian không có nhiều câu chuyện cổ tích
Những nhỏ mọn, hờn ghen, vờ vịt
Đã biến thiên đường thành chuyện đã qua
Người ta nghĩ về thiên đường bằng những ngữ từ mỹ hoa
Bằng những câu thơ lời ca bay bổng
Anh thấy buồn vì thiên đường bên anh trống rỗng
Như nốt nhạc dư thừa của khúc tình ca
Ngày mai này anh quyết định đi xa
Em có nắm tay anh không - một lần sau cuối?
Cho thiên đường không buồn rũ rượi
Bởi nơi anh về có lẽ rất xa...
Anh biết thiên đường chỉ là chuyện hôm qua...
Chuột Rain

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

Mừng :D

Thế là cuối cùng Hội đồng cạnh tranh VN (VCC) cũng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên rồi, mừng hơn cả khi Luật Cạnh tranh ra đời :))

Entry for April 28, 2009




Một chút bằng lăng này.

Cho những ngày hỗn loạn :)

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Gió ùa qua cửa


Hôm nay mưa, gió ùa qua cửa sáng sớm. Lạnh. Lạnh giữa mùa hè.
Lòng cũng nguội lạnh :)

Nơi bắt đầu




Nếu được chọn em sẽ yêu lần nữa
Vẫn là anh muôn thủa vẫn là anh
Như tan tro cháy muôn đời trong lửa
Như mây xanh thề trọn lấy lá cành


Nếu được yêu em sẽ không cần chọn
Biết yêu anh-biết tất cả trên đời
Tình yêu em nồng đậm tựa mây trời
Không biên giới, mây đường không ngăn lối


Dẫu biết đời lắm chông gai trở ngược
Tình yêu ta là hụt hẫng chênh vênh
Như gót sen vấp váp giữa tháp đền
Và là cỏ xiêu mình khi đông đến.

Em sẽ đi dù con đường khấp khiễng
Em sẽ qua dù xuôi khắp mây thiêng
Đến mưa ngàn hay gió lốc cuồng điên
Em vững dạ và tiếng về phía ấy

Nơi có anh - nơi đó là sự sống
Nơi có anh - nơi cõi chết bắt nguồn
Yêu là chết trong lòng một ít
Em yêu anh em chết cả tâm hồn

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Nơi bắt đầu!




Nếu được chọn em sẽ yêu lần nữa

Vẫn là anh muôn thủa vẫn là anh

Như tan tro cháy muôn đời trong lửa

Như mây xanh thề trọn lấy lá cành




Nếu được yêu em sẽ không cần chọn

Biết yêu anh-biết tất cả trên đời

Tình yêu em nồng đậm tựa mây trời

Không biên giới, mây đường không ngăn lối




Dẫu biết đời lắm chông gai trở ngược

Tình yêu ta là hụt hẫng chênh vênh

Như gót sen vấp váp giữa tháp đền

Và là cỏ xiêu mình khi đông đến.



Em sẽ đi dù con đường khấp khiễng

Em sẽ qua dù xuôi khắp mây thiêng

Đến mưa ngàn hay gió lốc cuồng điên

Em vững dạ và tiếng về phía ấy




Nơi có anh - nơi đó là sự sống

Nơi có anh - nơi cõi chết bắt nguồn

Yêu là chết trong lòng một ít

Em yêu anh em chết cả tâm hồn

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Người tình Luật Khoa

Sáng tác: Vinh Sử

Ngày ghi danh học luật anh đưa em đến trường
Sương mai giăng cuối đường bẻ trên tóc em bay
Đường Nguyễn Du đại học tung tăng em áo dài
Tay ôm nghiêng vở học em tuổi hoa đài trang
Vào hôm em nhập học theo chân em đến trường
Trao em câu chúc lành mong em gái lên danh
Quà riêng thư gởi tặng em yêu anh đứng kèm
Còn tim nay chẳng nghèo tình duyên anh giữ trọn
Phượng bay sân trường tình thương vẫn nhiều
Nhưng vẫn còn phong kín cô liêu
Chiều nay tan học gặp em anh ngỏ lời
Em nhún vai bảo… chưa nghĩ gì
Giờ em ra trường luật quên anh em lấy chồng
Xe hoa sân pháo hồng anh đứng đó như không
Uổng công xưa chờ đợi .Tương lai ai sáng ngời
Nay em đi mất rồi . Anh bỗng nghe đớn đau
Giờ đi ngang trường luật . Anh thê lê bước buồn
Dâng cao lên gốc hồn . Bao nhân ánh chưa phai
Đời anh không là mộng . Nên yêu em lỡ lầm
Đâu chung thân kiếp trần anh lẻ loi cõi trầm
Đời anh không là mộng nên em đi lấy chồng
Tên ai chung thiệp hồng . Tên anh có như không

Entry for April 23, 2009

Đất bạc màu và vai áo em bạc thêm

Trăng mơ trên đồng, mưa giăng lối nhỏ em về

Đất cùng ta trải bao nắng bao ngày mưa

Đất ôm trọn kiếp người, mảnh đất quê hương ta

Đất yêu người bàn chân lấm bùn khuya sớm

Đất thương người lẻ loi thân cỏ trên đồng

Nghe rì rào đâu đó tiếng thì thầm của đất

Tiếng dòng sông vỗ sóng gọi ta về

Đất bạc màu và vai áo em bạc thêm

Nắng nghiêng trên đồng, xa xa lối nhỏ ai về

Đất mẹ ru lòng ta nỗi đau niềm thương

Nắng vẫn vàng trên đồng và nắng như miên man.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Để dành



Một chút hương thơm còn lại


Một ánh mắt quen để lại


Một lối đi trên con hẻm nhỏ


Và mưa nắng hai mùa vẫn qua,


Một tiếng rao đêm ngần ngại


Một chiếc môi hôn vụng dại


Và bước chân trên con hẻm nhỏ


Cùng tiếng gió qua vườn trú đông


Những ước mong đã đưa chúng ta xa 2 bờ


Đã mang hết đi những điều thân thuộc


Chỉ còn ước mơ để dành ở đây


Và em vẫn luôn mong tìm lại vòng tay ấm khi mùa đông bắc về


Những đêm nằm nghe run run gió ùa


Và em sẽ mãi luôn kể lại


Nụ hôn khẽ khi mùa xuân bắt đầu


Những gì đã qua anh sẽ để dành suốt đời

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

Tik tak tik tak




Hồi kia, năm 2, năm 3 2 đứa ở chung nhà trọ 500k, ko khép kín, chưa kể điện nước, chưa kể đến cái gọi là "nhà của bà bà muốn cho chúng mày ở hay ko cho ở là quyền của bà" thì đôi lúc vẫn thấy xót tiền, 500k quả thật lớn lắm ý.

Thế rồi sang học kỳ 2 năm 3 bỗng dưng thấy giá nhà 800k (đôi khi ko khép kín) lại bình thường, chả thấy xót như hồi nó mới tăng tiền nhà lên nữa. Vật giá tăng nên cách suy nghĩ cũng tăng.

Còn bây giờ thì, haizzz, tiền nhà 1tr100k thấy cũng bình thường vì bây h ở đâu cũng thế rồi, thậm chí ác hơn, chúng nó h xây nhà toàn xây nhà to cho 4, 5 đứa ở, 1tr7, 1tr78 :)), đúng là tận dụng. May mà chỗ mình vẫn còn chỗ để xe rộng rãi,...:P

Mà xăng tăng liên quan j đến nhà trọ, sao xăng giảm ko giảm nhà đi :(

Cuối cùng chung quy là giá cả, tiền bạc,... tăng vù vù....

Sắp ra trường rồi, sẽ có những nỗi lo toan mới. Nhất quyết ko ăn bám. Để rồi xem.

Nhưng mà, cũng phải có cái nhà ổn định rồi mún làm j thì làm, :)).

Xem nào, cuối tháng này, chưa tính tiền nhà điện nc thì các khoản khoá luận, học phí, tiền linh tinh đã ngót nghét hơn 2trịêu :(.

Thồiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009

Những con ngõ của tình yêu!









(Vietnamnet)

- Thành phố nào cũng có những ngõ ngách của riêng mình. Nhưng mà ngõ ngách kiểu mê cung dồn nén tinh thần, đời sống của bậc thượng lưu đến kẻ bần cùng vào chung dòng chảy với những cái tên ngõ nghe gợi lên truyền thuyết và ký ức thì hình như có nhiều ở Hà Nội.
Nếu những đại lộ thẳng băng sáng choang chia ô nội thị là hình thức thì những ngõ ngách mới là nội dung của Hà Nội ngoắt ngoéo.


Bạn tôi, một hoạ sỹ đa tài cao ngạo và tự ti hoà trộn, đã từng sống trong con ngõ phố cổ. Anh yêu Hà Nội như một định mệnh khắc khổ. Yêu những con ngõ.


Bạn tôi nói rằng, Hà Nội là cái làng lớn. Ngõ Hà Nội là những cái ngõ của những ngôi làng cổ xứ Bắc. Đi vào ngõ như đi thám hiểm những cung đường miền núi: Tưởng kết thúc thì lại mở ra khoảng trống sáng. Và thấy khoảng sáng nhưng đó lại là bức tường. Ngõ luôn bất ngờ thế không mê sao được. Hà Nội cũ có hơn nửa triệu con phố và một phần năm của nửa triệu kia là những con ngõ. Hà Nội sở hữu một thứ “ văn hoá ngõ và ngách“. Lạ lùng.

Những chiều vu vơ hai chúng tôi dong con xe CD125 luồn lách, chui lủi tìm lại dấu các ngõ nổi tiếng: Ngõ Cống Trắng nơi Trần Huyền Trân viết Rau Tần. Vũ Hoàng Chương lảo đảo say ngõ Thanh Miện. Kim Lân và Con chó xấu xí ngõ Hạ Hồi. Dưới bóng Hoàng Lan của Thạch Lam ngõ Trúc Lạc. Ngõ 90 của Nguyễn Tuân. Ngõ Phất Lộc trong tranh Bùi Xuân Phái. Ngõ Văn Chương với nhà văn có chữ ký đặc sắc nhất Việt Nam: Cây tùng đứng trên sườn núi, Sơn Tùng.


Như một sợi dây chão thả lỏng ngõ Quỳnh băng qua cả nghìn số nhà, cả vạn kiếp người. Ấy là ngõ dài nhất. Rợp bóng cây hoàng lan một thuở rộng dài hơn chiếc sân bóng chuyền, ngõ ngắn nhất có tên Tức Mặc.


Dừng xe trước nhà hộ sinh nơi ngõ Thổ Quan, hoạ sỹ cho biết mình đã oe oe ở đây cùng vô số công dân thủ đô chào đời. Chán chê Khâm Thiên thì lượn sang các ngõ phố Nguyễn Thái Học rồi lộn về Nguyễn Lương Bằng rồi kết thúc cuộc rong chơi vặt nhưng cũng đủ phả phê cảm giác ở một trong các ngõ cổ xưa Hàng Hành, Hàng Hương, Cấm Chỉ, Phất Lộc… gắn liền với nghệ thuật ẩm thực trung lưu, vừa đủ ngon, vừa đủ chất, vừa đủ no: Cầy tơ bảy món, chân gà nướng, xôi lạp sường, vằn thắn sủi cảo, gà hầm thuốc bắc, bánh cuốn cà cuống, lòng lợn, cháo miến…


Rồi cái sự đi lòng vòng của chúng tôi cũng kết ở một quán trà hay cà phê bất kỳ. Ở Hà Nội ai cũng có thể sáng cà phê, tối uống trà, trưa bia chiều rượu. Sự uống, ăn tấp nập ở mọi con ngõ. Va chạm giao thông. Vấp đụng ở nơi quán nhậu diễn ra ở các con ngõ hình như bao giờ cũng dễ hoà giải, dễ cảm thông hơn ngoài phố lớn.


Trong ngõ đàn ông hay cởi trần, phụ nữ thường hớ hênh thời trang khi chạy ù ra chợ tạm. Lắm cánh cửa khép hờ, có ai đó im ngồi trong khoảng tối.


Tại sao nhỉ, cùng một động thái trong không gian hẹp thì được chấp nhận? Còn ở không gian rộng lại thường dẫn đến xung đột hoặc bất bình.


Những ngôi nhà trong ngõ diện mạo mờ nhạt, chung chung, cửa sắt, cửa kính nhôm, cửa luồn ván, cửa xếp. Tầng 2 kéo ngược, vô số gờ chỉ, phào, i-nốc, gạch men, gạch gốm, mặt phẳng, chậu hoa xanh tím.


Ngôi nhà bạn tôi xây trên diện tích 30 mét vuông hình tam giác. Anh tự thiết kế. Nhưng bước chân vào bên trong mỗi căn nhà mới thấy hết sự tính toán chi li đến từng cen-ti-met vuông cho những công năng đa dụng. Từ chiếc nùi rửa bát đến chiếc gạt tàn đều được chủ nhân định vị như nhờ công nghệ GPS. Giao thông trong ngôi nhà mỗi bước chân cũng phải tuân theo một lập trình, nếu không sẽ dẫn tới phiền nhiễu.


Mọi không gian riêng tư cần thiết vẫn hiện diện đầy đủ. Nó có vẻ hiện đại. Xinh xinh, tinh xảo.
Tôi không tưởng nổi, và đặt câu, sao người Hà Nội xoay giỏi vậy trong không gian nghẹt thở. Hoạ sỹ chấm tay ngón trỏ vào chén rượu phẩy nét xuống mặt bàn hình nước Việt mong manh như lá trúc, luận; Hình thể nước Việt đâu có khác một con ngõ uốn lượn dàn ngang nhìn ra biển. Người Việt thích phát triển theo bề ngang, nhưng vào phố thì buộc phải phát triển bề dọc. Tiếng là bề dọc, nhưng bề dọc của ngôi nhà trong ngõ cũng chẳng dài hơn bề ngang ở phố lớn. Từ các đời vua Việt qua lũ nghệ sỹ quèn đến bà cấy lúa bước lên bờ bán dưa góp cà muối thì chỉ tự tin và xoay xoả trong một không gian hẹp. Bị đẩy ra khoảng trống là lúng túng như gà mắc tóc. Có lẽ trên thế giới chưa ở đâu có đội ngũ kiến trúc sư “cải tạo cơi nới nhà” giỏi như ở Hà Nội.Với tôi thì cảm giác ngõ cổ nhà bạn hay bất kỳ ngõ Hà Nội xưa là trụ máy nước gang đúc nâu mập lùn lùn dưới chân cột đèn sắt mô phỏng tháp Ep-phen. Sáng, chiều các cô áo lụa, các em áo hoa đậu biếc ríu ran đợi nước như bên giếng làng. Ngày Tết, xác pháo điều rơi từ trên gác lẫn cánh đào lấp cả màu gạch son.
Và khoảng không hun hút om om như dưới đáy chiến hào chìm giữa hai bức tường xám long lở ố mốc, mùn gạch ngấm mặn sùi lên màu địa y đỏ, ánh sáng chảy xuống lổ đổ như trong rừng nguyên sinh.



Nhưng hiện tại cảm giác ấy bắt đầu từ cây cột xi-măng thương tích như một di vật khảo cổ lòng khòng mang vác những số điện thoại gia sư, chống thấm dột, thông tắc cống và thùng sắt công-tơ, mớ vòng xoắn dây điện không có bắt đầu không có kết thúc.


Số nhà đầu ngõ là một quán cóc bán hàng luân phiên, sáng cháo lòng, cháo trai, vào giờ hành chính trà chén, thuốc lào thuốc lá lẻ, ô mai, bò khô buổi đêm bán phở. Vẫn không gian mặc định ấy, chỉ có mô-đun bàn ghế, lều bạt là thay đổi kiểu dáng cho hợp từng dịch vụ.


Ghé hông quán cóc một cựu “xế lô” giải nghệ ngồi gật gù như con chim bói cá với chiếc bơm tay, chai xăng lẻ đặt trên chiếc thùng gỗ thông sứt sẹo ngấm dầu.


Trầm mắt để làm quen với ánh sáng yếu, đang dò dẫm thì ta suýt đụng phải cụ già tóc râu cước lẫm chẫm khói thuốc, nhoà hơi rượu. Chưa kịp nguôi cái giật mình. Phiền không, và cũng thích thú không cơ chứ hình như ta vừa vung tay chạm vào mềm mại một bờ vai. Đâu đó đã kịp nhỏ nhẹ lời thiếu phụ vang lên như trách cứ, như cảm thông: "Hư, đi gì mà hư thế “. Nhìn lên, ngỡ ngàng nhan sắc đằm thắm đã lướt qua. Ta cảm giác vậy, bởi chỉ còn lưu hương. Thật may, nếu như ở một toạ độ khác thì hẳn ta sẽ nhận được một hình dung từ xù xì những gai.


Nhạc. Cửa kẹt. Bếp dầu, bếp than thập thò. Bà lão hiếng mắt kính đọc báo. Cậu thiếu niên nằm ngửa đẩy quả tạ xi măng. Mấy gã trung niên cờ thế, bài Tây. Trên ban công cô gái váy ngủ nhàu nhò vươn cây sào bằng ống nhựa phơi quần áo lên những sợi cáp bọc nhựa. Ông giáo sư kính gọng sừng, ôm cặp, tiện thể xách quần. Cặp tình nhân chờ thằng nhỏ đánh giày níu quanh gánh người bán dạo mặc cả mấy trái cóc xanh.


Dấn thêm bước, tiếng nước thải róc rách, đế giày vấp những vòng khuy sắt phi sáu nằm úp sấp trên mặt bê tông tấm. Và một tổ hợp của những thứ mùi vị của cuộc sống bị dồn nép, sắp xếp trong các căn phòng kiểu hộp phấn và gác lửng.

Mấy mươi năm trước có cô học trò cuối cấp trường Chu Văn An. Nhà nàng ở ngõ. Bố mẹ giáo chức hưu gia công thuốc lá cuốn. Chị gái học hoá dầu từ Rumani về phép. Tôi trốn trại rủ nàng đi dự sinh nhật. Đêm khuya mưa, quá giờ lính về trại. Chẳng nỡ, hai chị em nàng lén đưa tôi lên gác. Một diện tích nhỉnh hơn tấm chiếu đôi, lỉnh kỉnh, bàn gấp, sách, quần áo treo móc. Chẳng ai nằm. Dựa lưng vào tường vôi ẩm ba chị em nghe mưa.


Đêm mưa, ngõ phố thiếp lặng giây lát như dòng chảy đến khúc quanh giữa đêm. Rồi rì rầm lời nói với rậm rịch bước chân mưu sinh. Lần lượt hết bàn tay mở xoè làm giấy đến tấm lưng tôi làm bảng để cho ngón tay nàng viết ra những điều muốn nói. Tôi không dịch hết những câu chữ cần phải đọc bằng trực giác lẫn cảm giác. Sáng ra chưa ai kịp giải thích, thì tôi nhận cái tát ngang mặt của ông giáo.


Thất thểu mưa tháng 7, tôi trong con ngõ lất phất hương trầm, mùi thuốc lá vụn, mùi bún đậu, mùi nước mắm chanh, mùi nước hoa phụ nữ nhu mỳ. Và tiếng khóc của cô gái 17 đuổi theo sau.
Tiếng chung là ngõ, nhưng ngõ cũng có đẳng cấp của ngõ. Những con ngõ ô tô có thể xộc thẳng cửa nhà nghênh ngang. Ngõ hai người gặp nhau ngược chiều thì phải né nghiêng người nếu không muốn cả hai kẹt cứng. Ngõ mới ngõ cũ. Ngõ tách nhánh thành ngách, ngách chia nhỏ nên hẻm. Ngõ tuỳ hứng thuận theo lẽ tự nhiên của con người.


Tranh bán bộn tiền, bạn tôi rời ngõ cổ ra ngõ mới. Nhớ ngõ cũ thi thoảng hoạ sỹ vẫn tạt qua, rồi tin cho tôi hay như liệu pháp với ẩn ức nào đó. Cụ già thuốc lá, rượu đột quỵ. Cậu thanh niên tập tạ vào đội tuyển quốc gia môn thể hình. Cặp tình nhân mua cóc xanh giải tán. Nhóm cờ thế dính ma tuý. Giáo sư xách quần ẵm giải thưởng quốc gia. Lão chim bói cá bỏ hòm đồ bơm vá, bởi cô con gái phơi quần áo trên dây điện đã cặp một gã Nhật.


Căn nhà tam giác của hoạ sỹ cho sinh viên thuê. Nghe đâu, một hai cô tình nguyện làm người mẫu.
Còn tôi, đã hết hy vọng vu vơ biết đâu sẽ nhận ra được con ngõ của riêng mình. Ngày ấy tôi đã quá trẻ để quay lại cổng trường Chu Văn An. Đời lính vụt đẩy tôi xa Hà Nội. Nhớ tên nàng, nhớ mùi xà phòng Ngọc Lan ở chiếc khăn bông tôi lau tóc ướt. Buổi giao lưu học sinh với bộ đội thời chiến. Tôi chưa kịp hỏi số nhà tên ngõ nhà nàng. Có lẽ nào sự tích ngõ Tạm Thương lại ứng vào chuyện đêm mưa ngõ phố khởi đầu như một bài thơ và kết thúc như một vở kịch.


Người - Ngõ chuyển dịch. Người là nước nếu các con ngõ là sông. Hai bờ các - dòng - sông - con - ngõ là nơi sản ra lạc rang đóng túi ni-lông, dép nhựa tái sinh, dán hộp phấn, hộp diêm, rèn xẻng, cuốc, máy đùn than tổ ong, tạo nguồn dưỡng chất cho chính nó và vận xuất xuống Đông lên Đoài một thuở lem luốc nhưng cũng đủ cho người ngõ phố ung dung tự tại.

Nước và sông. Người và ngõ. Người đi ngõ vắng. Sa bồi sông cạn. Không lạ.

Một thuở làng Nhân Chính, Khương Thượng, Kim Liên đã chìm nghỉm. Hà Nội nay đã nuốt chửng bao nhiêu ngôi làng và thêm bao nhiêu ngõ ngách xa Hồ Gươm cả trăm cây số. Không ít lần tôi tự vấn và vấn cả những bậc chữ xếp cao hơn đầu rằng Hà Nội là những ngõ ngách hay là những con phố lớn.

Nhưng trong tôi bây giờ ngõ 17 tuổi hay ngõ nghìn năm, con ngõ nào Hà Nội cũng là ngõ phố của một tình yêu còn ẩn ức.

Nguyễn Tham Thiện Kế

Về những con chim đập cánh vào ô cửa




Về những con chim đập cánh vào ô cửa!

- Đôi khi một cái cây, một bông hoa hay một con chim nói với chúng ta một điều gì đó thật kỳ diệu mà bản thân chúng ta suốt đời vùi đầu vào một núi sách vở mà vẫn không nhận ra. Một nhà thơ đã từng viết: Chúng ta mù lòa trong chính ánh sáng. Và tôi muốn nói về những con chim đập cánh vào những ô kính cửa sổ ngôi nhà. Những con chim đã vô tình mang cho tôi một bài học.

Phía trước những ô cửa sổ ngôi nhà của tôi có một cây si. Đã từng có một số người khuyên tôi chặt cái cây ấy đi vì không nên trồng si trước cửa. Đã có lúc tôi lưỡng lự và hình như cả một nỗi hoang mang nào đó nhưng rồi tôi tĩnh tâm trở lại. Bởi cái cây đẹp đến mức làm tôi quên đi những câu chuyện không hay về loài cây này. Ví dụ họ nói cây si là nơi những con ma thường đến trú ngụ. Nhưng quả thực, từ khi còn rất trẻ, tôi luôn muốn có cơ hội nhìn thấy những con ma. Nếu bạn được trò chuyện với một con ma thì đó là một may mắn lớn. Bạn sẽ biết được những thông tin về một thế giới mà chỉ khi chết rồi bạn mới có cơ hội nhìn thấy. Đó là một thế giới mà con người hàng ngàn năm nay đã hao tâm tổn sức tìm cách khám phá. Sau này, một người nghiên cứu Hán học nói với tôi rằng, ông đã đọc sách cổ Trung Hoa có tả rất chi tiết về cây liễu của Quan Âm Bồ Tát cầm trong tay, mà ngày nay chúng ta vẫn nhìn thấy trong tranh vẽ hay trong các bức tượng về Ngài. Cây liễu trong sách Hán cổ được miêu tả có lá như lá si và có rễ dài. Rễ của cây liễu này có khả năng dự báo mưa bão. Trước khi mưa, đầu rễ cây liễu này trắng như mầm đỗ. Cây si có phải chính là cây liễu không? Tôi không dám chắc. Nhưng có một điều là trong các đền chùa không thấy trồng cây liễu như chúng ta vẫn thấy. Trong khi đó, ở hầu hết đền chùa, chúng ta đều thấy cây si. Việc này tôi không dám bàn nữa vì nó thuộc về các nhà nghiên cứu. Nhưng một điều tôi biết là cây si thực sự đẹp và có một sức sống mãnh liệt. Cây si có phải là nơi trú ngụ của những con ma không? Tôi không biết. Tôi chỉ biết đó là nơi trú ngụ của những con chim ri, chim sâu và những con chào mào.
Có một ngày, khi tôi đang ngồi trong phòng làm việc ở nhà mình, tôi thấy những con chim ri bay từ cây si vào và đập cánh lên những ô kính của cửa sổ. Chúng đập cánh và như tìm cách bay vào bên trong. Những buổi sáng trời có nắng đẹp là những lúc bầy chim bay vào và đập cánh lên ô cửa. Lúc đầu, tôi nghĩ hay là những con chim đó bị mù. Bởi thế, chúng không biết tìm hướng bay trở về vòm cây si nữa. Nhưng khi tôi mở cửa ra để xem có thể giúp những con chim được gì không thì chúng vội bay trở về vòm cây si.

Cứ như thế, những lần sau đó, tôi ngồi im lặng bên trong ngôi nhà và nhìn những con chim đập cánh lên ô cửa để tìm cách vào bên trong và suy nghĩ vì sao chúng lại như thế. Có phải những ô cửa kính phản chiếu ánh mặt trời làm cho chúng lóa mắt chăng. Rồi một ngày, tôi quyết định bước ra ngoài ban công để nhìn vào ô cửa kính để xem trong đó có gì. Tôi bước ra ngoài ban công và đóng cửa lại. Tôi nhìn vào ô kính. Và tôi bàng hoàng.Không có sự lóa sáng của ánh mặt trời chiếu vào. Không có gì khác ngoài hình ảnh của cây si và vòm trời phía trên nó. Tất cả được in vào đó không hề méo mó. Nhưng cây si kia và bầu trời phía trên nó kia đã hiện ra trong một thế giới khác. Những cái lá, những chùm rễ, bầu trời và những đám mây trong ô kính màu lam kia lộng lẫy như ở chốn thiên đường. Tất cả vẫn như thế nhưng giờ mang một vẻ đẹp mới. Nghĩa là nó mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới. Và những con chim đã bị vẻ đẹp mới của những hiện thực quen thuộc kia quyến rũ. Cái gì đã tạo ra cho cây si và bầu trời một vẻ đẹp mới? Đó chính là ánh sáng mới trong những ô kính màu lam. Ánh sáng đó tạo ra một cái nhìn mới cho chúng ta.

Trong cuộc đời mỗi chúng ta ít nhất có một lần sững sờ trước một khung cảnh, một đồ vật hay một con người mà chúng ta đã từng gặp trước đó, nhưng chúng ta lại không hề để ý. Nhưng đến một ngày, một nhà văn hay một hoạ sỹ cho chúng ta đọc hay nhìn những tác phẩm của họ viết và vẽ những cảnh vật hay những con người mà chúng ta từng biết đến, chúng ta bỗng rung động lạ kỳ. Chúng ta nhận ra cái cây kia, con đường kia, ngôi nhà kia và con người kia hiện ra thật đẹp. Sự sáng tạo của nhà văn hay hoạ sỹ đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới với những gì đã quá quen thuộc và trở thành sáo mòn trong cảm xúc chúng ta.

Nhưng nhà văn hay hoạ sỹ chỉ là một ví dụ rất nhỏ. Bởi ngay chính bản thân chúng ta một ngày nào đó bỗng nhận ra những cảnh vật hay những con người tưởng chẳng có gì để nói nữa lại chứa đựng bao điều mới mẻ. Chúng ta đã thay đổi cái nhìn của mình. Cái nhìn mới của mỗi con người chính là sự khám phá cuộc sống này của họ. Khám phá thế giới này hay khám phá bản thân mình chính là sự sáng tạo. Danh hoạ Picasso nói, nếu mỗi ngày tỉnh dậy, ông không nhìn thế giới bằng đôi mắt của một đứa trẻ thì ông không thể nào sáng tạo được nữa. Nhưng lớn hơn cả sự sáng tạo một tiểu thuyết hay một bức tranh là sự sáng tạo đời sống này. Từ khi có loài người, đời sống này không ngừng được khám phá và sáng tạo. Nếu chúng ta không còn khát vọng và ý thức khám phá hay sáng tạo đời sống này thì nó chẳng còn ý nghĩa gì với chúng ta nữa. Ngay cả những món ăn hàng ngày, chúng ta vẫn phải tìm cách mang lại cho nó những hương vị mới. Không có một cái nhìn mới với công việc chúng ta đang làm thì chúng ta sẽ không còn cảm hứng lao động. Và lúc đó, việc hàng ngày chúng ta đến công sở chỉ còn lại mục đích tồi tệ nhất là kiếm sống để tồn tại cái thân xác của chúng ta mà thôi. Khám phá và sáng tạo làm cho sản phẩm của người này khác với sản phẩm của người kia. Cũng từ một cái cây trong hiện thực, nhưng hoạ sỹ nào khám phá ra những điều mới mẻ của cái cây đó thì hoạ sỹ đó sẽ có những tác phẩm hay. Nghĩa là họa sỹ đã mang một cái nhìn mới đối với một điều đã cũ và làm cho nó hiện ra trong một hình ảnh, một sự sống mới. Cũng từ một sự việc hay một sự kiện của đời sống đó, nhưng nhà văn hay nhà báo nào khám phá ra những điều mới lạ thì người đó có bạn đọc nhiều hơn và có ích cho con người hơn.

Câu chuyện về những con chim đập cánh vào ô cửa có thể có những cách nhìn khác. Nhưng cách nhìn nào cũng cho chúng ta một ý nghĩa về đời sống này. Mỗi một cách nhìn khác chính là việc làm mới những điều sáo mòn. Một nhà thơ tôi không nhớ tên đã viết: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời”. Câu thơ ấy đã nói với chúng ta rằng: nếu chúng ta nhìn thật sâu vào mỗi người bên cạnh và nhìn vào chính bản thân mình với ý thức, khát vọng khám phá và sáng tạo thì chúng ta sẽ tìm được những điều kỳ diệu và bí ẩn trong mỗi chúng ta. Và trong cuộc sống này, chẳng có gì là không chứa đựng những điều mới lạ và những thông điệp của nó, kể cả hình ảnh một người ăn mày sáng sáng vẫn đến trước chúng ta với một câu nói không hề thay đổi: “Lạy ông, lạy bà, làm ơn giúp cho kẻ nghèo khó này”. Không có gì cũ, chỉ có tư duy của chúng ta cũ mà thôi. Ngay đối với thế gian đã hiển hiện hàng triệu năm này lúc nào cũng chứa đựng trong đó vô vàn những điều kỳ diệu. Chính vì thế mà nó quyến rũ chúng ta và cho chúng ta lý do để sống và lao động sáng tạo.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

:)


Biết bao nồng say năm tháng đong đầy.
Cố lên nào :)

Bỗng dưng muốn....


Bỗng dưng muốn cười này.

Đừng nghĩ tôi sẽ cười thật, hay nói chính xác hơn là cười đúng nghĩa của từ "smile". Nghe nó mới xót làm sao:). NGười ta cũng sẽ bất ngờ lắm đấy. Có bao giờ cười mấy đâu :)

Muốn cười thật lớn, cho cái gọi nôm na là "sự đời" như người ta vẫn hay gọi, vẫn hay bình luận mỗi sáng trên các phương tiện đại chúng, văn hóa xã hội,...

Nó là cái gì vậy? Gọi nguyên sơ nhất là tình bạn, còn đi sâu hơn là tình cảm. Đọc Một thời để nhớ của Giang Lam trong những ngày nhàn hạ rồi lại ngẫm đến mình. Cuộc sống sinh viên của 4 người bạn tứ xứ nghèo khổ mà vui. Cơm chỉ có ăn với một nồi canh to ụ... Rồi mưa lũ đến, 2 người xứ Quảng lo lắng, trông ngóng. Con sông Thu Bồn hàng ngày bình yên mà bây giờ lại hung tợn đến thế.... "Tau về quê, khi mô bọn bây về quê tau chơi, hĩ". Xót xa, ngậm nguồi. Bỏ dở con đường học hành là điều không ai muốn, nhất là sinh viên nghèo,... Bữa cơm cuối như nghẹn lại :)
Nhưng lớn nhất là họ có tình bạn thực sự, đúng nghĩa và trong gian khó :)
Nhưng, hình như 4 năm với mình sắp, nó trôi tuột.
Có cái gì đó gai gai người. Cười. Bạc thếch.
Đau.

Đã lâu rồi blog chẳng nhận được comment…

Cứ ầm ĩ mãi chuyện blog 360 die. Mong rằng khi xuông âm phủ, blog ta vẫn mở cho các chàng ma quỷ còn xem. Buồn quá nên chia sẻ bài thơ này cho mọi người

Một ngày lạc lõng trong quay cuồng không gian ảo.
Ta đốt cháy mình bằng nhịp phím chơ vơ
Tiếng gõ lanh canh thay cho tiếng lòng nức nở
Những yêu thương bỗng hóa xa mờ...

Chợt nhận ra blog bao ngày chẳng có được một comment
Của người xưa – người của thời hoa tím
Những entry vô hồn như cung đàn tắt lịm
Thấy mình hoang tàn như nốt nhạc phù du

Gõ vài dòng Blast: “Ta muốn níu kéo mùa thu…”
Người vẫn chẳng comment cho blog thôi buồn ủ rủ
Vội change theme bằng tấm hình của những ngày tháng cũ
Sao blog vẫn đầy nỗi nhớ thiết tha…

Đã bao lâu rồi người chẳng view blog ta?
Những ngón tay không dưng lại lạnh tê trên từng nhịp phím
Ta khóa blog như đóng cửa lòng mình im ỉm
Blog phủ rêu mờ dấu vết lấm lem...

Đã lâu rồi blog chẳng nhận được comment…

Chuột Rain Phan Lê Trung Tín

46, 48, 48, 64, 0, hero!

46. Lớp Tiểu học có 46 mạng, tất cả đều đúng tuyến, đa phần con nhà nghèo, chơi với nhau bằng tình cảm chân thật của trẻ thơ, nhất là cả hội trong xóm của nó – gần trường, nhà gần nhau nên tíu tít với nhau cả ngày. Kẻ đứng thứ 46 trong danh sách là Yến, tên của bạn ấy phải viết thêm vào bên dưới cùng vì sổ điểm tiểu học hồi đó chỉ có 45 số, nhưng cuối cùng bạn ấy lại là người điểm cao nhất lớp, mỗi tội người hơi nhỏ con, và cô chị của bạn ấy lại học cực siêu, là niềm ngưỡng mộ của cả xóm. Hai chị em sau này đều học Ngoại thương SG, chị thì ra trường năm rồi, còn Yến tất nhiên năm nay cũng ra trường như nó. Chậm rãi, cái thời tiểu học 5 năm là một thời gian đẹp không vướng chút bụi buồn nào, đúng như kiểu “em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha…” vậy.
48. Cấp hai. Một số bạn chuyển đi trường khác, còn như gần lại hầu như cả lớp lên cấp 2 vẫn học cùng lớp với nhau, có một số bạn chuyển từ lớp khác sang nữa. 48 mạng. Dở khóc dở cười với những cái gọi tình cảm yêu đương nửa mùa. Thời gian này đúng như mô tuyp truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chưa đạt đến mức độ của tình yêu thực sự nhưng đã chớm nở ban đầu những tình cảm rung động đầu đời, mở ra những con đường mới nhưng lại kết thúc không phải là một mối tình nên để lại bao ngẩn ngơ và những cảm xúc không thể lý giải nổi cho lứa tuổi hồn nhiên mơ mộng. Cỏ may vẫn vướng chân em đấy thôi, nó không dứt ra nhưng nó không là gì cả.
Dù sao, vẫn là gắn bó, nhưng là bạn bè chứ không phải người yêu. Có những người vẫn gắn bó từ bấy đến giờ, đơm hoa kết trái thành những điều hạnh phúc. “Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng….”
48. Cấp ba. Mỗi đứa mỗi ngả. Đứa trường chuyên, đứa học trường khác với những người bạn mới. Tình yêu trỗi dậy, đôi khi lại nức nở bồi hồi không kém phần thi vị. Nhưng rồi nó và mọi người vẫn nhận ra rằng cũng chỉ là thoáng qua mà thôi, đơn giản là những gì không phải trải những nếm trải buồn vui, đau đớn thì không thể là hạnh phúc được. “Nó không là hoa nhưng nó là mùa”. Nhưng cũng có kẻ “bàn tay em năm ngón ru mãi ngàn năm” đó thôi…
64. Đại học, 64 mạng tứ xứ. Chia tay đất Quảng một mình ra HN học.
Nhạt nhẽo. Vô vị. Đắm mình trong những u mê.
From zero to hero. Bây giờ nó không phải ở mức 0 nhưng cũng chẳng muốn thành hero. Bản thân chỉ muốn một cuộc sống yên bình, không bon chen, không cần người ta phải biết đến quá nhiều. Đơn giản thế thôi nhưng sao mà xa lắm.

P/S 1: Bây h đúng là đã đi hai con đường khác nhau rồi, nói đúng hơn là chính tất cả chúng ta tự tạo nên điều này. Ký ức chạy trốn còn thương nhớ không biết đổ về đâu.

P/S 2:

THIÊN DI
Thiên di tuổi thơ về miền gió bụi
Trang giấy trắng trong lem luốc vết mực nhoè
Thiên di ngây thơ về miền tình yêu ngập tràn giông tố
Mắt em buồn rưng rức đỏ hoe

Tháng ngày không em mưa tràn phố núi
Tôi thiên di sạch trong bằng khói thuốc men nồng
Đêm loạng quạng đóng cửa phòng rồi khóc
Có giọt nào chảy đến phía em không

Thiên di tôi từ miền nông nổi
Đong đẩy đò đưa xuôi ngược dòng đời
Qua bao tháng năm thấy mình thêm tuổi
Chợt sợ một ngày tôi chẳng phải là tôi

Có bao giờ em quay về phố cũ
Cho tôi thiên di an phận đời mình
Cho tôi yêu em một lần thôi cũng đủ
Để lại thấy mình hồi hộp thuở đầu tiên

Thiên di mái đầu từ xanh đến bạc
Màu thời gian nhuộm trắng như mây
Chờ một ngày mây thành cơn mưa nhỏ
Kiếp nhân sinh xin trả lại cho đời.

Đà Lạt, VI / 2005 Đ.L.P

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

46, 48, 48, 64, 0, hero!




46. Lớp Tiểu học có 46 mạng, tất cả đều đúng tuyến, đa phần con nhà nghèo, chơi với nhau bằng tình cảm chân thật của trẻ thơ, nhất là cả hội trong xóm của nó – gần trường, nhà gần nhau nên tíu tít với nhau cả ngày. Kẻ đứng thứ 46 trong danh sách là Yến, tên của bạn ấy phải viết thêm vào bên dưới cùng vì sổ điểm tiểu học hồi đó chỉ có 45 số, nhưng cuối cùng bạn ấy lại là người điểm cao nhất lớp, mỗi tội người hơi nhỏ con, và cô chị của bạn ấy lại học cực siêu, là niềm ngưỡng mộ của cả xóm. Hai chị em sau này đều học Ngoại thương SG, chị thì ra trường năm rồi, còn Yến tất nhiên năm nay cũng ra trường như nó. Chậm rãi, cái thời tiểu học 5 năm là một thời gian đẹp không vướng chút bụi buồn nào, đúng như kiểu “em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha…” vậy.

48. Cấp hai. Một số bạn chuyển đi trường khác, còn như gần lại hầu như cả lớp lên cấp 2 vẫn học cùng lớp với nhau, có một số bạn chuyển từ lớp khác sang nữa. 48 mạng. Dở khóc dở cười với những cái gọi tình cảm yêu đương nửa mùa. Thời gian này đúng như mô tuyp truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chưa đạt đến mức độ của tình yêu thực sự nhưng đã chớm nở ban đầu những tình cảm rung động đầu đời, mở ra những con đường mới nhưng lại kết thúc không phải là một mối tình nên để lại bao ngẩn ngơ và những cảm xúc không thể lý giải nổi cho lứa tuổi hồn nhiên mơ mộng. Cỏ may vẫn vướng chân em đấy thôi, nó không dứt ra nhưng nó không là gì cả.

Dù sao, vẫn là gắn bó, nhưng là bạn bè chứ không phải người yêu. Có những người vẫn gắn bó từ bấy đến giờ, đơm hoa kết trái thành những điều hạnh phúc. “Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng….”

48. Cấp ba. Mỗi đứa mỗi ngả. Đứa trường chuyên, đứa học trường khác với những người bạn mới. Tình yêu trỗi dậy, đôi khi lại nức nở bồi hồi không kém phần thi vị. Nhưng rồi nó và mọi người vẫn nhận ra rằng cũng chỉ là thoáng qua mà thôi, đơn giản là những gì không phải trải những nếm trải buồn vui, đau đớn thì không thể là hạnh phúc được. “Nó không là hoa nhưng nó là mùa”. Nhưng cũng có kẻ “bàn tay em năm ngón ru mãi ngàn năm” đó thôi…

64. Đại học, 64 mạng tứ xứ. Chia tay đất Quảng một mình ra HN học.

Nhạt nhẽo. Vô vị. Đắm mình trong những u mê.

From zero to hero. Bây giờ nó không phải ở mức 0 nhưng cũng chẳng muốn thành hero. Bản thân chỉ muốn một cuộc sống yên bình, không bon chen, không cần người ta phải biết đến quá nhiều. Đơn giản thế thôi nhưng sao mà xa lắm.

P/S 1: Bây h đúng là đã đi hai con đường khác nhau rồi, nói đúng hơn là chính tất cả chúng ta tự tạo nên điều này. Ký ức chạy trốn còn thương nhớ không biết đổ về đâu.

P/S 2:

THIÊN DI


Thiên di tuổi thơ về miền gió bụi

Trang giấy trắng trong lem luốc vết mực nhoè

Thiên di ngây thơ về miền tình yê
u ngập tràn giông tố

Mắt em buồn rưng rức đỏ hoe

Tháng ngày không em mưa tràn phố núi

Tôi thiên di sạch trong bằng khói thuốc men nồng

Đêm loạng quạng đóng cửa phòng rồi khóc

Có giọt nào chảy đến phía em không

Thiên di tôi từ miền nông nổi

Đong đẩy đò đưa xuôi ngược dòng đời

Qua bao tháng năm thấy mình thêm tuổi

Chợt sợ một ngày tôi chẳng phải là tôi

Có bao giờ em quay về phố cũ

Cho tôi thiên di an phận đời mình

Cho tôi yêu em một lần thôi cũng đủ

Để lại thấy mình hồi hộp thuở đầu tiên

Thiên di mái đầu từ xanh đến bạc

Màu thời gian nhuộm trắng như mây

Chờ một ngày mây thành cơn mưa nhỏ

Kiếp nhân sinh xin trả lại cho đời.

Đà Lạt, VI / 2005


Đ.L.P

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2009

Rồi thì lại blog mới

Thực ra đã có một cái blog spot rồi đó chứ, dưng mà bi chừ chả nhớ cái pass vào nữa. Thôi thì gmail cho làm đến tận 5 blog nên ta làm cái mới.

Haizzz, blog 360 ngắc ngoải. Die thì die cho roài, cứ nhấn nhá mãi. Mà buồn lắm ý :(

Mệt, mệt lắm rồi. Thấy như muốn buông tất cả rồi ý :(.

Nó không muốn nói nữa. Nó muốn dừng tất cả :)

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

Entry for April 10, 2009

Cứ ầm ĩ mãi chuyện blog 360 die. Mong rằng khi xuông âm phủ, blog ta vẫn mở cho các chàng ma quỷ còn xem. Buồn quá nên chia sẻ bài thơ này cho mọi người

Một ngày lạc lõng trong quay cuồng không gian ảo.
Ta đốt cháy mình bằng nhịp phím chơ vơ
Tiếng gõ lanh canh thay cho tiếng lòng nức nở
Những yêu thương bỗng hóa xa mờ...

Chợt nhận ra blog bao ngày chẳng có được một comment
Của người xưa – người của thời hoa tím
Những entry vô hồn như cung đàn tắt lịm
Thấy mình hoang tàn như nốt nhạc phù du

Gõ vài dòng Blast: “Ta muốn níu kéo mùa thu…”
Người vẫn chẳng comment cho blog thôi buồn ủ rủ
Vội change theme bằng tấm hình của những ngày tháng cũ
Sao blog vẫn đầy nỗi nhớ thiết tha…

Đã bao lâu rồi người chẳng view blog ta?
Những ngón tay không dưng lại lạnh tê trên từng nhịp phím
Ta khóa blog như đóng cửa lòng mình im ỉm
Blog phủ rêu mờ dấu vết lấm lem...

Đã lâu rồi blog chẳng nhận được comment…


Chuột Rain Phan Lê Trung Tín